30 thg 1, 2013

TÌNH XUÂN


VỊ NGỌT CUỘC ĐỜI
 Gởi hết niềm yêu ở chốn này
Cho tình nồng đượm tỏa hương bay
Qua ngàn dặm ải xây men thắm
Vượt vạn non đoài dựng ý hay
Khắc mối  lương bằng thêm vị ngọt
Kết tình thi hữu hết mùi cay
Cùng bao bè bạn mê câu họa
Ngời  sắc trong tim tháng tháng ngày
Binhnguyen
20/1/2013

HỌA THƠ:
.
VƯỜN THƠ CỦA BÌNH NGUYÊN
Lang thang lạc bước tới nơi này
Đằm thắm hương hoa ngan ngát bay
Vằng vặc sáng trong nhiều ý đẹp
Dịu dàng nền nã lắm lời hay
Tao nhân ngây ngất vì men ngọt
Mặc khách đắm say bởi vị cay
Đường luật thi đàn vui xướng họa
Thú chơi thanh nhã thỏa bao ngày…
(QUANG NAM)

HỌA:
VỊ NGỌT CUỘC ĐỜI
Lung linh hoa nắng ngập phương này
Vẹn nghĩa gieo tình ý thoảng bay
Bề bộn cơn đời đông giáp hạt
Vui say mộng thắm xuân nào hay
Gần vây xum họp trà hôm sớm
Xa gửi tình nồng đủ men cay
Xướng họa treo vần đêm lảng tử
Đời xuân an hưởng ý xuân ngày!
maitranghuynh

Tình cảm bang giao khắc chốn này
Đâu gì chia cắt được mà bay
Ý tình gắn kết ngời ngời sáng
Nghĩa thắm giao duyên tuyệt tuyệt hay
Dựng mối yêu thương đầy vị ngọt
Xóa buồn hận ghét lắm mùi cay
Từ rày quyết chí bên bè bạn
Tỏa sáng trong nhau tháng tháng ngày





  1. Chốn này
    gió bay
    khô khát,
    Chẳng hay
    em nhỏ
    chua cay.
    Ngày qua
    lại ngày...Đắng chát!
    Thôi thì
    góp một bàn tay!


25 thg 1, 2013

VỀ CÁI TẾT

                                          Phản hồi trên Báo điện tử VTC News
                           Tết ta theo dương lịch: GS Võ Tòng Xuân gửi tâm thư
  VỀ CÁI TẾT- 25/01/2013
Với truyền thống "uống nước nhớ nguồn" nên cái tết mang một vẽ đẹp văn hóa gắn liền với sinh hoạt đời sống của dân tộc hơn nghìn năm qua. Việc ăn tết như thế nào mới là điều quan trọng. Tại sao chúng ta không bày biện ăn tết theo kiểu văn hóa hiện đại kết hợp truyền thống mà phải chạy theo đuôi cho rằng ăn tết theo dương lịch mới phát triển xã hội. Điều này nghe ra thật khập khểnh. Tốt xấu là do con người tự thân gây nên, đẫn đến đua đòi học theo làm lây lan trong cộng đồng. Vậy nên chăng có một văn hóa ăn tết cho đúng nghĩa và văn minh và hơn thế là "ai" vạch lối để có sự ảnh hưởng to lớn đến cộng đồng.
                                                                                                                                           maitranghuynh

                    Thuộc chuyên đề:  Đón Tết cổ truyền theo dương lịch
VTC News) - GS-TS Võ Tòng Xuân, tác giả quan điểm đón Tết cổ truyền theo dương lịch để hội nhập trao đổi ý kiến tâm huyết cùng độc giả.
Giáo sư Võ Tòng Xuân viết:
Với một lượng phản hồi rất lớn sau khi bài viết Tết hội nhập của tôi và sau đó là ý kiến ủng hộ cũng như không ủng hộ được đăng tải, tôi thấy vô cùng cảm kích.
Tết ta theo dương lịch: GS Võ Tòng Xuân gửi tâm thư
Giáo sư Võ Tòng Xuân cho rằng đừng sợ đánh mất bản sắc dân tộc nếu đón Tết cổ truyền theo dương lịch.
                           Ảnh: TTXVN
Điều này cho thấy tâm huyết của độc giả trước một quan điểm mới mẻ, liên quan trực tiếp đến tập quán của dân tộc, nhưng cũng có thể tạo ra sự thay đổi rất lớn trong giai đoạn hội nhập hiện nay.
                           >>Video: GS Võ Tòng Xuân bảo vệ quan điểm Tết ta theo tây lịch
Tôi cũng đã dành nhiều thời gian chọn lọc và đọc nhiều ý kiến trong số lượng phản hồi khổng lồ đó, chủ yếu là những ý chưa đồng tình hoặc phản đối quan điểm của tôi.
Có những bức thư phản hồi làm tôi rất cảm động như thư của cháu sinh viên Trảo Thanh Phụng với quan điểm bảo vệ tuyệt đối những bản sắc của dân Việt Nam từ ngàn xưa. Tôi nhớ có người đọc câu thơ của cụ Tố Hữu: “Bốn ngàn năm ta vẫn là ta” mà gắn vào bài viết của cháu thì quá đúng.
Vì tôi quá bận công việc, không nhiều thì giờ để giải thích lại từng đoạn bài viết của cháu Phụng cũng như của quý độc giả xa gần trân trọng những tập quán của dân ta trong những ngày Tết, nên tôi đề nghị quý độc đọc bài của GS-TS, Thầy thuốc Nhân dân, AHLĐ Nguyễn Anh Trí "Đừng sợ đánh mất bản sắc dân tộc".
Bài viết đã giải thích rất rõ việc chúng ta ăn Tết theo dương lịch sẽ không mất đi các tập quán cổ truyền. Công nhân và học sinh xa nhà không mất thời gian về quê.
Nông dân sản xuất hiệu quả hơn vì hầu hết nông dân đã bỏ lúa cổ truyền trồng theo âm lịch để chuyển sang lúa cao sản ngắn ngày trồng theo dương lịch, năng suất cả năm đạt ít nhất 9-10 tấn thay vì 1-3 tấn với lúa cổ truyền.
Tôi biết qua các ý kiến phản hồi, đại đa số lập luận như cháu, không muốn thực hiện các tập quán cổ truyền của ngày Tết theo dương lịch.
Với những độc giả trẻ không đồng tình, thậm chí phản đối gay gắt quan điểm của tôi, tôi mong các bạn trẻ hãy tiếp tục nghiễn ngẫm, chiêm nghiệm.
Khi đã có đủ sự trải niệm nhất định, các bạn trẻ đọc lại thư phản hồi mình viết để xem mình có thay đổi gì không.
Tết ta theo dương lịch: GS Võ Tòng Xuân gửi tâm thư    Quan điểm của chúng ta trong giai đoạn này còn khác biệt, không thể gặp nhau được, chưa thấy được những lợi ích mà người khác hưởng được.     Tết ta theo dương lịch: GS Võ Tòng Xuân gửi tâm thư
Tôi nghĩ chúng ta nên chấm dứt sự tranh luận ở đây, trở lại công việc bận rộn hàng ngày của mình. Quan điểm của chúng ta trong giai đoạn này còn khác biệt, không thể gặp nhau được, chưa thấy được những lợi ích mà người khác hưởng được.
Nước ta dứt khoát không thể nghèo nàn lạc hậu mãi như thế này. Khi mọi người đều có công ăn việc làm, thu nhập cao sẽ tự thấy mình có quá ít thời gian rỗi rảnh.
Lúc đó thì mỗi người chúng ta không sống vì hình thức bằng những lễ hội tập quán cổ truyền, mà sẽ sống vì cái tâm của mình, của tấm lòng chân thành của mình đối với người thân, xã hội và tổ quốc mình.

12 thg 1, 2013

KHEN THƯỞNG

        Dạo đầu niên học mình có dịp gặp và cùng trao đổi với quý thầy cô. Qua tâm tình của quý vị, mình cảm thấy chua chát cho cái học và việc dạy học ngày nay.
       Tất nhiên mổi giáo viên điều ít nhiều có tâm huyết với nghề, bằng công sức và hết lòng truyền đạt kiến thức cho lớp trẻ.  Trong lúc xã hội còn nhiều bất cập về sự phát triển, nhận thức cộng đồng, trào lưu nhịp sống, quy chế nghành nghề...Đã và đang bóp nghẹt sự nghiệp giáo dục bởi các con số. Bằng chứng là sự lên án bệnh thành tích!
       Quý thầy cô tâm tình: Khó lắm chú ơi! Trên lớp có em không chịu học, tụi cháu đã dùng nhiều cách từ khuyên nhủ, răn đe, dụ dổ...nhưng bó tay. Một bộ phận không nhỏ học sinh ngày nay vào lớp do nhu cầu của phụ huynh chứ không phải do nhu cầu học tập, cầu tiến của các em. Từ đó chúng chây lười. Mặc dù phía nhà trường tạo nhiều cách để các em học tập, nào là phụ đạo, dạy thêm giờ... Ngược lại, phía ngành thì buộc giáo viên bởi các chỉ tiêu, các chỉ số lên lớp, học sinh giỏi... Và rộng hơn đến trường tốt, trường có học sinh xuất sắc, trường tiên tiến, trường điển hình... Nên nhiều lúc phải cho các em thi lại lần một, hai, ba... đến khi đủ điểm để lên lớp thì mới thôi. Phía thầy cô thì làm thế chi cho cực, mất thời gian lại còn bị khiển trách. Thà chấm quách điểm, hay gò bài, định hướng... cho phù hợp để các em lên lớp cho xong, không bị ảnh hưởng uy tín và dính dáng đến sự khen thưởng. Tròn vẹn phía mình, tròn vẹn phía nhà trường.
       Qua những vụn vặt đời thường, nơi này một chút nơi kia một khúc, đã phát họa trong tôi bức tranh sẩm màu của sự nghiệp giáo dục. Dẫu rằng ngày nay cũng rất nhiều em giỏi. Nhưng qua đó ta thấy sự ảnh hưởng không ít đến các em. Bởi lẻ trong một lớp học các em ở top đầu cứ luôn ngỡ rằng mình giỏi. Và chính điều đó làm hạn chế sự năng động sáng tạo trong học tập.
      Phải chăng nên cần có một quy chế chung. Làm rõ nhu cầu mà không khống chế đến quý nhà trường, cũng như ảnh hưởng đến quý thầy cô. Dựa trên nguyên tắc bình thường, bình đẳng. Ai giỏi thì khen, em nào giỏi thì thành tích, lọt điểm thì đánh rớt, đến lớp thì phải học!


8 thg 1, 2013

GIẤC MƠ XUÂN

Đêm qua em mơ thấy
Anh về sắc hanh hao
Dòng đời xoay cuộn chảy
Như gió lốc mưa rào

Anh về rét vòng tay
Tiếng ầu ơ mẹ hát
Anh kẻ khát bao ngày
Giọt lệ nào đắng chát

Tiếng cười tan nước mắt
Con lặn hụp bờ sông
Anh khô lòng nóng mặt
Nên ngày tháng long đong

Liếp rau xanh sau hè
Hàng dừa sông lộng bóng
Giàn mướp vừa ra hoa
Đàn gà con lóng ngóng

Ruộng đồng xanh ba vụ
Vườn cây trái xinh tươi
Yên lòng đời lam lũ...
Choàng dậy buốt bờ môi!

       Chân thành chào đón các bạn đã ghé trang cùng với những comment thân thương!
      Trong cuộc sống hiện đại, với mong muốn đáp ứng nhu cầu. Những nông dân từ mọi miền đất nước đã đổ xô đến những khu công nghiệp, những đô thị sầm uất mong mỏi cơ hội thay đổi vận mệnh, hoặc ít ra cũng tăng thu nhập nhằm phục vụ cho cuộc sống ngày càng tốt hơn.
       Hành trang của đại đa số là sức vóc thanh niên, sẳn sàng làm việc... Nhưng vốn kinh nghiệm và kiến thức xã hội còn hạn hẹp nên không ít người đi không về rồi. Họ bỏ quên ngôi nhà hạnh phúc lại sau lưng trước những vật chất phù du cám dỗ. Những nụ cười xanh trẻ méo lệch vì thiếu vắng bóng người cha, những ông cha bà mẹ oằn lưng bán mặt cho đất bán lưng cho trời mong chờ con về đoàn tụ, những thiếu phụ chờ chồng héo hắt con tim khi gió lùa giá rét, hay nắng khát mắt môi... 
       Đúng vậy, sự phát triển xã hội cần có những bàn tay lao động. Nhưng sự lượm lặt tích cóp bằng sức lao động là vô cùng hạn hẹp, nên sự tích cóp đó chưa chắc mang đến hiệu quả như mong muốn. Và chính sự cuốn hút phù du, sự buông lung bản ngã đã và đang gây nên nhiều nhức nhối cho những gia đình nông thôn.
      Trước đây tôi có anh bạn ở tỉnh Minh Hải, anh nói với tôi một câu mà hơn mười năm qua vẫn còn vang vọng trong tâm hồn tôi. Anh nói rằng: Tôi có mảnh ruộng để đùm bọc gia đình và nuôi các con ăn học. Cũng với mãnh ruộng , tôi hy vọng rằng con tôi sau khi hoàn thành việc học về xây dựng cưộc đời và sự nghiệp  trên chính mảnh ruộng đó. Bởi lớp cha ông không đủ kiến thức khoa học để khai thác, phát triển cho nó đem lại hiệu quả cao nhất.
       Người xưa nói rằng "đi một ngày đàng học một sàng khôn". Tôi luôn hy vọng rằng, tuổi trẻ hôm nay với vận hội và cơ may hãy luôn suy nghĩ về điều ấy!




VUI HỌA

 THƠ ĐỀ ẢNH tác giả LÊ BÁ LƯ 
(Nguồn Tạp chí TIẾNG QUÊ HƯƠNG)
maitranghuynh xin họa lại cho vui nhà!



 Em dạo hồ sen khoe chân ngà
Yếm nâu hờ hững bó thân hoa
Cảnh thu đọng lại tròn hai nụ
Một nét môi cười hương tỏa xa
                                         Lê Bá Lư

                                              Mỹ nữ quần sen vóc ngọc ngà
                                              Lựa là thu hạ dậy tình hoa
                                             Nhấp nhô bồng đảo ngư tầm lụy
                                             Loáng thoáng khuôn hồng điểu vụt sa
                                                                                  maitranghuynh



Em thả xiêm y lộ thân trần
Núi đồi bừng dậy nét thanh xuân
Mắt  môi ma quỷ như mời gọi
Bỗng khiến lòng ta  hóa ngại ngần
                                             Lê Bá Lư

                                          Sóng dậy gió lồng cỏi thế trần
                                          Hoa phơi hương gọi ánh ngời  xuân
                                         Non bồng suối ngọc mơ ai ấn
                                         Nước lạc rừng tan mộng ngẩn ngần!
                                                                                  maitranghuynh