"ruộng trên" nắng khát trắng đồng
bên đây con lộ xanh lồng bóng mây
vụ chưa giáp, nợ khéo vay
bác nông ơi hởi nỗi này héo hon !
Đất nước ta mấy ngàn năm lấy cây
lương thực làm chủ đạo xây dựng cuộc sống, nền văn hóa cũng từ đây mà
lớn dần lên theo thời gian. Nguồn hàng hóa chủ yếu là trao đổi... Trước
thời đại ngày càng văn minh, việc lưu thông và trao đổi hàng hóa có
nhiều phương thức mà chủ yếu thông qua cơ sở giấy bạc, tiện dụng và đa
dạng. Từ quan điểm ta có loại hàng gì, nhiều ít đã chuyển thành cơ chế
tiền tệ. Mục tiêu trước mắt là làm gì có nhiều giấy bạc chứ không còn ta có
hàng hóa gỉ để đổi lấy cái ta cần hay tạo ra sản phẩm gì cho XH. Những
tưởng điều này ai cũng hiểu... Nhưng nét văn hóa của người nông dân rất
là vui mừng khi có được lượng hàng hóa. Thông thường cơ chế quản lý XH
với chính sách cung cẩu trong vài thập niên trở lại đây đã đẩy nông dân
rớt vào vòng trúng mùa thất giá hay "thấy người ăn khoai vác mai mà
chạy"...Từ đó nông dân ngày càng khổ. Vã lại lực lượng nông dân nước ta
rất đông, và họ; chính họ trưởng thành cùng với ruộng đồng. Mỗi một dấu
chân in hằn truyền thống văn hóa, nếp nghĩ mà nhà quản lý chưa gội rửa,
tiêm sâu cái tầm nhìn kinh tế thời đại. Chính những người nông dân cũng
luôn mong muốn vươn lên hoặc chuyển đổi. Nhưng sự chuyển đổi đối với họ
là phiêu lưu và cái văn hóa xóm làng đã ghìm chặt lấy tâm tư. Mặc khác
việc liên kết để trở thành hùng mạnh phải có nhà hoạch định để tranh thủ
thế mạnh của việc sản xuất, thị trường, chế tác... tạo thành giá nâng bước cho người dân, làm giàu
trên mảnh ruộng hay chí ít cũng đấu tranh giành quyền lợi cho giai cấp
nông dân thoát khỏi đói nghèo.
"Người Việt Nam tạo ra lúa gạo, nơi này
nơi kia chúng ta còn cứu trợ... mà chính con dân phải ăn độn hay sống
lắc la lắc lẻo". Cái buồn này ai tháo gở cho ta?
Vài hàng tâm tình cùng các bạn gần xa. Tôi chỉ là nông dân, bài kinh tế này của các nhà trí thức uyên bác, bài chính trị cuộc sống của các nhà lãnh đạo... Tôi chỉ nói lên cái cảm nhận của riêng mình, mong các bạn thông cảm!
Bản khác "NẮNG KHÁT KHÔ LÒNG"
"Ruộng trên" nắng chảy trắng đồng
"Cơi dưới" lá mạ xanh lồng bóng xanh
Khát mùa đưa đẩy yến oanh
Giả ngây ngơ gói chút tình con thơ
Chồng xa nhớ nhớ thương chờ
Trắng đêm lơ lững, trắng bờ môi khô!
Vài hàng tâm tình cùng các bạn gần xa. Tôi chỉ là nông dân, bài kinh tế này của các nhà trí thức uyên bác, bài chính trị cuộc sống của các nhà lãnh đạo... Tôi chỉ nói lên cái cảm nhận của riêng mình, mong các bạn thông cảm!
Bản khác "NẮNG KHÁT KHÔ LÒNG"
"Ruộng trên" nắng chảy trắng đồng
"Cơi dưới" lá mạ xanh lồng bóng xanh
Khát mùa đưa đẩy yến oanh
Giả ngây ngơ gói chút tình con thơ
Chồng xa nhớ nhớ thương chờ
Trắng đêm lơ lững, trắng bờ môi khô!
Đời nào nhà nông cũng khổ!
Trả lờiXóaChúc anh ngày mới an vui!
Đất nước ta mấy ngàn năm lấy cây lương thực làm chủ đạo xây dựng cuộc sống, nền văn hóa cũng từ đây mà lớn dần lên theo thời gian. Nguồn hàng hóa chủ yếu là trao đổi... Trước thời đại ngày càng văn minh, việc lưu thông và trao đổi hàng hóa có nhiều phương thức mà chủ yếu thông qua cơ sở giấy bạc, tiện dụng và đa dạng. Từ quan điểm ta có loại hàng gì, nhiều ít đã chuyển thành cơ chế tiền tệ. Mục tiêu trước mắt là làm gì có nhiều tiền chứ không còn ta có hàng hóa gỉ để đổi lấy cái ta cần hay tạo ra sản phẩm cho XH. Những tưởng điều này ai cũng hiểu... Nhưng nét văn hóa của người nông dân rất là vui mừng khi có được lượng hàng hóa. Thông thường cơ chế quản lý XH với chính sách cung cẩu trong vài thập niên trở lại đây đã đẩy nông dân rớt vào vòng trúng mùa thất giá hay "thấy người ăn khoai vác mai mà chạy"...Từ đó nông dân ngày càng khổ. Vã lại lực lượng nông dân nước ta rất đông, và họ; chính họ trưởng thành cùng với ruộng đồng. Mổi một dấu chân in hằn truyền thống văn hóa, nếp nghĩ mà nhà quản lý chưa gội rửa, tiêm sâu cái tầm nhìn kinh tế thời đại. Chính những người nông dân cũng luôn mong muốn vươn lên hoặc chuyển đổi. Nhưng sự chuyển đổi đối với họ là phiêu lưu và cái văn hóa xóm làng đã ghìm chặt lấy tâm tư. Mặc khác việc liên kết để trở thành hùng mạnh phải có nhà hoạch định để tranh thủ thị trường, chế tác... tạo thành giá nâng bước cho người dân, làm giàu trên mảnh ruộng hay chí ít cũng đấu tranh giành quyền lợi cho giai cấp nông dân thoát khỏi đói nghèo. "Người Việt Nam tạo ra lúa gạo, nơi này nơi kia chúng ta còn cứu trợ... mà chính con dân phải ăn độn hay sống lắc la lắc lẻo". Cái buồn này ai tháo gở cho ta?
XóaVài hàng tâm tình cùng các bạn gần xa. Tôi chỉ là nông dân, bài kinh tế này của các nhà trí thức uyên bác, bài chính trị cuộc sống của các nhà lãnh đạo... Tôi chỉ nói lên cái cảm nhận của riêng mình, mong các bạn thông cảm!
Cầu mong trời mau mưa...........
Trả lờiXóaChúc anh ngày mới bình an
Mong bạn xem qua trả lời com của tôi đến giaolang và thông cảm cho nhau nhé!
XóaChúc bạn hạn phúc và luôn khỏe!
Trời làm cơn hạn khô đồng
Trả lờiXóaNhà nông vất vả uổng công cấy cày
Nợ nần lôi keó bao ngày
Cái lo cái khổ bao giờ hết đây...?!
Mong bạn xem qua trả lời com của tôi đến giaolang và thông cảm cho nhau nhé!
XóaChúc bạn hạn phúc và luôn khỏe!
Ầu ơ tiếng hát bên bờ
Trả lờiXóaNghe sao xót dạ bồi hồi người đi
XIn trời thuận gió mưa đi
Cho dân bớt khổ con ghi tạc lòng./
Trời xa, thiên tử thời gần
XóaTưới cơn mưa móc lần lần thoát ra...!
Ghé thăm bạn.chúc bạn một đêm thật ngon giấc nhé.
Trả lờiXóaChúc bạn những ngày lễ thật vui...
Trả lờiXóaChúc bạn và gia đình nghỉ lễ thật vui vẻ, như ý nha !
Trả lờiXóaChúc mấy ngày lễ thiệt là vui nha anh ơi! hihi
Trả lờiXóaChúc anh chị ngày nghỉ lễ tràn đầy niềm vui, ấm nồng yêu thương và hạnh phúc
Trả lờiXóaCám ơn các bạn đã ghé qua cùng những lời chúc tốt đẹp và luôn mong các bạn cũng thế nhé!
Xóa