30 thg 5, 2013

THÚ TIÊU DAO

Bạc đầu chồng vợ nhớ ngày xanh
Dọn chốn thương bồng thú yến oanh
Khóm trúc đùn lên măng tắp lự
Vườn rau xòe lá búp ngời xanh
Long lanh giọt nắng mời làn ngọc
Phe phẩy màn trăng đón giấc lành
Vắng khách chó đùa kêu nhảy cẩng
Vợ la chồng hét chạy vòng quanh.

29 thg 5, 2013

SỰ KIỆN : ĐÓN NHẬN DANH HIỆU KỶ LỤC


Chùa Phật Lớn một trong 3 điểm nhấn cụm du lịch xoay quanh hồ Thủy Liêm. 
Khách thập phương tựu về xem lễ đón nhận kỷ lục tượng đài Phật Di Lặc.
BQT chùa là chủ đầu tư xây dựng tượng đài, nguồn kinh phí từ tiền đóng góp của các mạnh thường quân và khách thập phương.


Trên lối vòng qua tượng đài

Chùa Vạn Linh bên kia hồ

Các dịch vụ ăn theo, sự  buôn bán, chụp ảnh lưu niệm, chạy xe đưa rước khách lên xuống núi...






 Bên trong và ngoài khu vực lễ đài.
 Người dân đứng ngồi vòng ngoài khu vực...
Bên trong dành cho khách mời cùng các quan chức đến hành lễ.


 Mỏi chân rồi, nghĩ thôi!


Lực lượng đang bão vệ cuộc lễ. 
Trong lúc đang hành lễ người dân không được vào. lui tới gây mất trật tự!



Nhân dân tựu về đông đảo để chiêm ngưỡng tượng đẹp nhưng chỉ đi vòng quanh vì không được vào khu lễ đài

28 thg 5, 2013

ĐỘC HÀNH


Cân Thơ đường đầy nắng
Loắn xoắn rụng hoa sao
Lối đêm tràn hương sứ
Ngắm trăng nước nghẹn ngào

Lối cũ chiều cô quạnh
Dòng người lại qua mau
Chỉ riêng mình nhặt nhạnh
Những ngày tháng hanh hao

Bên Kiều xuân đang độ
Bến Bắc vắng tiếng phà
Bờ này em mong đợi
Thoáng rụng vì sao xa .

25 thg 5, 2013

ĐẠO SĨ BẦN

(ĐỘC VẬN VẦN AN)
Cuộc trần kim cổ cỏi gian nan
Danh lợi tình tiền lắm lệ chan
Ngộ ẩn lâm sơn đùa gió trúc
Say bày trăng bạc vẫy mây tan
Một gian lá rách cười hô hố
Vài quyển cương thường giọng khản khan
Luyện chí vô cầu tâm bác ái
Rèn thân hòa chúng chứa tình chan !

Sự nghĩ quẫn quanh. Tiếp xúc trao đổi và rồi mình gom lại cho đông đặc thành những câu chữ vô tình mà thấm đậm tình. 
Với những nghĩ suy nho nhỏ mình đã viết:

Kim cổ kỳ tài đâu dễ kiếm
Lợi danh trần thế lắm người chen
Ngộ ẩn lâm sơn đùa gió trúc
Nghiêng tiếu vầng trăng ngữa lá vàng
============================
Một mãnh tăng già du thế tục
Đôi bầu nhật nguyệt dõi trần ai
Chòi lá ba gian lòng vô ngại
Am tranh dăm cỏi trí dùi mài...

Để rồi từ đó trau chuốt lại cho phù hợp. Nhưng với cái phù hợp lại không đẩy cái cảm xúc dạt dào trong tôi, như thể vụng dại mà hóa thân, vụng dại mà lắp ghép sao cho vừa khít với cái khuôn đã dành sẳn. Không sao, bởi vốn dĩ nó như vậy, ừ thôi như vậy!



19 thg 5, 2013

LƯỢM LẶT YÊU THƯƠNG



BATANgày 07 tháng 4 năm 2013
    Tháng Tư Mưa
tháng tư
trời đổ cơn mưa
rơi trên thân phận
năm xưa
con người

ướt trăm vạn
những mảnh đời
lâu rồi
còn mãi khóc lời
thơ mưa

 ha thu 23:48 Ngày 07 tháng 4 năm 2013
Mưa tuôn giọt ngắn giọt dài
Rơi trong giấc mộng một vài tiếng ngân
Tiếng xa xa tiếng thật gần
Hình như giọt nhớ còn ngần ngại buông

giaolang 01:51 Ngày 08 tháng 4 năm 2013
tháng tư mưa, mưa...
giọt nào khóc người
giọt nào cười cợt...
giọt nào ướp lạnh đêm sâu
trời còn biết nhỏ lệ sầu nhân gian...

BÌNH ĐỊAMỘC 06:38 Ngày 11 tháng 4 năm 2013
tháng tư ngồi lại vỗ vai
hỏi nhau còn nhớ thưở lai rai ngồi ...

HUONG NGUYEN 11:14 Ngày 11 tháng 4 năm 2013
Tháng tư trời đổ cơn mưa
Đưa tôi về với ngày mưa tình đầu
Giang tay hứng giọt mưa ngâu
Ngày xanh xa tít ,còn đâu ai chờ ...
 

Mai Trang Huỳnh 04:16 Ngày 12 tháng 4 năm 2013
Tháng tư_mưa.
Đẩy đưa cái nóng cho vừa lòng ai.
Tưới đồng ruộng, tốt ngô khoai
Sông quê loáng thoáng... một ngày tương tư!

    bata 07:12 Ngày 12 tháng 4 năm 2013
    tháng tư
    nhiều lắm cơn mưa
    ngắn dài
    giọt lệ tương tư
    khóc đời 


BATA Ngày 22 tháng 4 năm 2013
tạp ghi
dòng cảm nhận

mà cũng lạ . mỗi độ tháng tư về là trời hay mưa và khi mưa thì hay nhớ . nhất là những buổi chiều . nhớ về ngày tháng nào đó đã xa xôi

những chia ly . những đổ vỡ . những đớn đau và nhiều nữa . có cơn mưa tháng tư nghiệt ngã đầy giọt buồn đổ thênh thang trên mảnh đất quê nhà vốn đã lỗ chỗ những vết thương

tất cả như một cuốn phim dĩ vãng lần lượt hiện về xa gần . như có một vùng sương mù xám tối bao quanh . như rớt vào cái khoảng không thật tĩnh lặng về nơi chốn đã được vỗ về . nuôi nấng và lớn lên . nơi chốn mà tháng tư đã đổ xuống từng cơn mưa đen đầy tang tóc . nơi chốn mà bầy chim đã vỡ tổ . tha phương . nơi chốn mà những nhánh sông chảy ra biển . lạc nguồn

ở hôm qua tôi đã khóc cho một lần chia ly . và hôm nay tôi cũng rớt nước mắt khi nhớ lại . ngoài kia trời vẫn rớt rơi đều hạt . cơn mưa tháng tư làm cạn kiệt tâm hồn với nỗi đau âm thầm . tháng tư lại một lần nữa đánh thức tôi dậy làm rỉ máu vết thương lòng mãi vẫn chưa lành dù đã qua rồi mấy mươi năm

dẫu gì đi nữa cái mảnh đất quê nhà có cơn mưa nghiệt ngã vẫn là của tôi đầy thương yêu . dẫu lạc nguồn . dẫu xa xôi nhưng vẫn gần gụi hơn bao giờ hết .

    Mai Trang Huỳnh 06:35 Ngày 30 tháng 4 năm 2013
    Cái mốc thời gian xao xuyến
    Mùa vụ vở toang
    Cho người lưu luyến
    Dòng sông quê mẹ chập chờn...

    Một vạch ngoằn ngoèo
    Những sấm chớp xa gần đan chéo
    Trước _ Sau
    Vặn vẹo đến nghìn năm?

    Đêm về,
    Nghe tiếng mẹ ầu ơ
    Muôn thuở
    Sông mơ hoang vở, thanh bình...!

ba ta Ngày 12 tháng 4 năm 2013
             ĐÊM
đêm hoang vu bóng tối
nhẹ sáng một con trăng
trái tim còn ham hố
mê đắm cái vũng trần

tiếng cười nghe thổn thức
đêm khúc khích trong tôi
giấc mơ nào hiện thực
bật khóc tôi ...chỗ đời

Thương Hoài21:50 Ngày 13 tháng 4 năm 2013
Đêm hoang vu bóng tối
Le lói trăng ngủ yên
Trái tim còn ham hố
Mây tan tác ưu phiền

Tiếng cười nghe thổn thức
Đêm bật khóc trong tôi
Giấc mơ nào hiện thực
Che bóng tôi....một đời
(Tặng bạn một nửa thơ tôi
Nửa kia ghép lại cùng người của Đêm)

Mai Trang Huỳnh 21:35 Ngày 20 tháng 4 năm 2013
Đêm cho lắng đọng nắng hồng
Sinh sôi cơn khát đèo bồng tương lai
Người ru giấc ngũ liêu trai
Người ôm khát vọng thoát thai cỏi trần!
Ngã nghiêng cơn mộng buâng khuâng
Ngày về ai nỡ định phần riêng ai?


BATA Ngày 15 tháng 5 năm 2013
                LẠC
hôm qua ra phố đánh mất tôi
hồn lạc nơi đâu miền sương khói
lững thững bước về thân xác mỏi
tôi là ai ..hỏi cái gương soi


    Mai Trang Huỳnh23:13 Ngày 15 tháng 5 năm 2013
    Lạc nẽo trần ai đâu chỉ tôi
    Rêu rao quyền tước...khét trong nồi
    Đêm lắng gối giòn chưa qua giấc
    Tinh mơ tự chiếu rụng hồn mơ!





18 thg 5, 2013

HÒA ĐIỆU QUÊ HƯƠNG (MAITRANGHUYNH_CAOLINHTỬ)

        Trích những lời còm cho nhau qua bài thơ Mai Xa Quê của Phan Ngọc Hải
          
         Hương quê ướp mái tóc thề
         Câu hò lạc giọng em về chưa em?
         Đường phố thị sớm đua chen
         Triền đê, lối cỏ, vườn quen chân trần
         Thoáng hương rạ, phút bần thần
         Dấu rêu còn đấy hàng bần đơm hoa... (Mai Trang Huỳnh vào lúc 10:36 07/05/2013)
    Đồng quê dòng chảy phù sa
    Cầu dừa còn đó cây đa bến đò
    Hàng cau rụng mấy tàu mo
    Bên đường lũ trẻ cò cò nhảy dây... (Cao Linh Tử12:26 Ngày 07/5/2013
        Thôn xa tàn cuộc bèo mây
        Quê gần gụi nhớ tháng ngày vỡ đau
        Thập thò con sóng sắc màu
        Lấn canh...Sợi tóc úa nhàu tháng năm! (Mai Trang Huỳnh 16:20 Ngày 07/5/2013)
    Giấc nồng tỉnh nhớ xa xăm
    Tình làng nghĩa xóm bánh tầm bắp rang
    Tiếng gà xao xác cầu ngang
    Trái dưa khúc mía sẽ san vui cùng
    Lúa mùa nước nổi ung dung
    Bàn cờ ly rượu hòa chung tiếng cười
    Thật thà cái tuổi đôi mươi
    Thẹn thùng cảm động Gấp mười hôm nay...  (Cao Linh Tử 06:37 Ngày 08/5/2013)
        Thoáng xa xôi nhớ lụn ngày
        Đánh rơi con chữ bèo mây ngóng chờ
        Em chừ còn đấy hạ mưa ?
        Anh lang thang bước hửng hờ bóng xuân !
        Lối xưa nhầy nhụa ngập ngừng
        Em đo đất, anh thẹn thùng nâng vai
        Giấc xuân cũ, tóc mờ phai
        Đường đời trơn lắm...bờ vai em gầy !(Mai Trang Huỳnh 18:50 Ngày 08/5/2013)
     

16 thg 5, 2013

QUAY VÒNG


Dẫu biết rằng : Duy ngã độc tôn
Dĩ đa luyến ái cuộc mưu tồn
Cởi mây đạp gió lừng cơn sóng
Ngày về lại hỏi lão đầu sơn !

Ta là tất cả_Tay không
Vì mê ân ái tồn vong cuộc đời
Lăn trong sóng gió bời bời
Bạc đầu hỏi núi cỏi đời là chi? 
Khakhakha!



15 thg 5, 2013

TRĂNG KHUYẾT

Nữa vành câu móc lờ mờ sáng
Nhấp nháy đàn sao rụng đáy sầu
Trời xa giăng chớp muôn hình trạng
Gối tẻ vo tròn lắc lẻo đau !

14 thg 5, 2013

PHẬT TÍCH NAM VIỆT


                      Bảy Núi oai linh tích dấu ghi
                      Hộ dân cứu nước cuộc ly kỳ
                      Tây An Trại Ruộng khai phần đất
                      Ba Chúc Bửu Sơn mở đạo bi
                      Núi Lớn Tà Lơn in dấu ngọc
                      Sông Vàm Đình Thới tỏa hương di
                      Nam Kỳ Phật tích còn lưu dấu
                      Một thuở mịt mùng đất nước nguy.

P/s:
1. Bảy Núi là Thất Sơn An Giang
2. Tây An: Chùa Tây An Cổ Tự.  Phật thầy Tây An tục danh là Trần Nguyên, tên khác Đoàn Minh Huyên. Ông sinh ngày rằm tháng 10 năm 1807 viên tịch ngày 12 tháng 8 âl  năm 1856 
Năm 1837 thọ ấn pháp tại Tây An Cổ Tự từ Ngài Hải Du Thiện Đạo (Tục danh Nguyễn Văn Giác Tổ Lâm Tế đời 37 ) kế thừa Phật pháp dòng Lâm Tế đời 38. Sau ông về Tòng Sơn mở đạo. Tòng Sơn là  rạch Trà Bư, Thuộc xã Mỹ An, Sa Đéc, Đồng Tháp. Đây là một nhánh rẽ của dòng Mekong.
Trại Ruộng là nơi Phật Thầy chủ trương dựng lên để các đệ tử về đây ở khai khẩn đất hoang làm ruộng dần dà định cư . Cuối cùng ngày 12 tháng 8 năm 1856 ngài viên tịch. Phần mộ Người an trí tại chùa Tây An, hàng năm phật tử các nơi đến ngày này tụ hội về Thất Sơn dự lễ vía Đức Phật Thầy.  Đương thời Ngài hành đạo chữa bệnh giúp bá tánh từ vùng Thất Sơn,Tòng Sơn, lui tới đình Thới Sơn xã Thới Sơn huyện Tịnh Biên, An Giang. Trong quá trình hành đạo, Ngài thu nhận 12 đồ đệ cùng chăm lo công việc cứu dân giúp nước. Theo kinh sách, Ông Nguyễn Văn Giác đắc đạo hiệu là Hải Du Thiện Đạo, Ngài danh hiệu Tây An Thiện Đạo Đai Sư Phật, gọi tắt Phật Thầy.
3. Trại Ruộng thuộc xã Thới Sơn huyện Tịnh Biên. An Giang. Hiện nay lập đền tôn thờ dấu tích của Ngài, hiệu là chùa Phước Điền. Trong toàn cụm có cả Đình Thới Sơn (Ngài lập để thờ Thần Hoàng Bổn Cảnh), chùa Thới Sơn (nơi ngài ngụ)
4. Ba Chúc  nổi tiếng với chùa Phi Lai nơi Đức Bổn Sư Mở Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương Tứ Ân Hiếu Nghĩa. Phương châm đạo lấy 4 ân lớn làm trọng. Ngày vía Đức Bổn Sư là ngày 12 tháng 10 âm lịch hàng năm.
          Đức Bổn Sư tục danh là Ngô Lợi (có người cho là Ngô Tự Lợi). Sinh năm 1831(Tân mão) Người gốc Mõ Cày tỉnh Bến Tre, đi chu du nhiều nơi sau về Ba Chúc thuộc An Giang mở đạo
          Ngày mùng năm tháng 5 năm đinh mão 1867, ông mê man 7 ngày đêm rồi hốt nhiên tỉnh lại và hiển đạo. Ngày rằm tháng 9 ông phát phái quy y cho đệ tử và người đời gọi là đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa. Lập chùa Phi Lai thờ Đức Ngọc Hoàng và nhiều vị thần linh, chùa Thanh Lương Tự thờ mẹ Diêu Trì và Vạn Ban Ngũ Hành, chùa Tam Bửu thờ Phật Thánh Tiên, Cửu Huyền Trăm Họ và nhiều chùa khác. Ông lập 4 thôn: Thôn An Định lập 14 kiểng chùa, thôn An Hòa 2 kiểng chùa, thôn An Thành 2 kiểng chùa, thôn An Lập 2 kiểng chùa. Đến ngày 28/04/1879 ông ra chuổi Bồ Đề và viết quyển Linh Sơn Hội Thượng Kinh.Ông còn di ngôn rằng khu vực này sẽ phát triển tổng cộng là 07 thôn. Cúng đình lệ hàng năm theo vòng quay 07 thôn, năm cúng 2 lần. Sau này thật sự đã phát triển thêm thôn An Phước, An Bình, Lạc Quới. Đến ngày 13/10/1890 ông viên tịch
         Năm 1867 Ông truyền cho Ông Hai (sinh năm 1823- 12.06...). Hiệu Hỏa Lầu Sơn viết 35 bộ kinh của bổn đạo và chính Ngài viết quyển Linh Sơn Hội Thượng Kinh. Tổng cộng là 36 hiệu kinh trong dòng phái đạo Bửu Sơn Kỳ Hương Tứ Ân Hiếu Nghĩa.
         Đương thời ông có những hành vi huyền diệu, dẫn hồn đánh thiếp đi cung trời, cung Phật, cùng các cung các cõi khác cho người đời thấy tội phước để tín thành vào Phật đạo, tu hành để báo đáp tứ ân ơn trọng. Người đời theo tu học rất đông và rất kính trọng thương yêu, dầu là đệ tử hay bá tánh đều tự xướng gọi ông là Đức Bổn Sư (thầy ta). Người đã mở đạo vùng Bảy Núi, xoay quanh trục Núi Lớn (tức Núi Cấm An Giang) và phán truyền cho đệ tử rằng: Núi Lớn là đất Phật, nơi Phật ngự nên các đệ tử không nên lên đó khai phá sinh sống làm ô uế.
          Theo kinh sách đạo Bửu Sơn Kỳ Hương Tứ Ân Hiếu Nghĩa, vua Hàm Nghi khi thất nước đã trốn về đây tự xưng tội với Ngài Bổn Sư năm 1885. Điều đó dựa vào câu" Người đà hối lỗi nước thôi mất rồi/ Muốn cứu nước thời tu thất thập niên"(Kinh Hiếu Nghĩa, Giảng Tà Lơn). Cũng vào thời kỳ này xuất hiện câu "Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật"?
5. Núi Lớn: Núi Cấm An Giang
6. Tà Lơn là quả núi thuộc Cambôt, nhiều nhà cách mạng kháng Pháp về đây nương thân trong đó có cụ Cử Đa  tức Nguyễn Thanh Đa, bộ tướng của Nguyễn Trung Trực. Cuộc khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực thất bại, ông chạy về vùng Thất Sơn, ở Núi Tượng theo Đức Bổn Sư. Hàng ngày đống cối xay lúa sinh sống ẩn nhẩn chờ ngày phục nghiệp. Sau đó tham gia trận chiến đánh đồn Cây Mít thuộc xã Nhơn Hưng, huyện Tịnh Biên  không thành, ông cùng ông Đạo Lập- Phạm Thái Trung (đệ tử Phật Thầy Tây An) chạy  lánh nạn ở Tà Lơn và tu. Ông Đắc đạo, hiệu là Ngọc Thanh. Đạo Lập đắc đạo hiệu La Hồng Tiên Sinh.
         Vua Hàm Nghi, với trận đồn Mang Cá do hai ông Nguyễn Văn Tường Tôn Thất Thuyết chủ xướng (*Đêm 22 rạng 23 tháng 4 âm lịch (tức 5, 6 tháng 7 năm 1885)tấn công đồn Mang Cá thất bại. Vua Hàm Nghi chạy về vùng Thất Sơn gặp Đức Phật Bổn Sư quy y cùng Phật, nên trong kinh sách có câu như trên đã trình bày. Hàm Nghi học đạo nơi Phật Thầy Bổn Sư và qua Tà Lơn lánh nạn, tu luyện. Trong giai đoạn này Ông thu nhận 18 tử đệ. Theo kinh sách tôn giáo Ngài đắc đạo, danh hiệu là Hoàng Công Vương Phật, Phật Vương. Và viên tịch ngày 24 tháng 04 âl năm 1888 (?)
            Ngoài ra còn nhiều người tu hành khác cũng như những nhà cách mạng đã về Bảy Núi hoặc Tà Lơn tụ hội. Hiện nay tại Trung Tòa của Núi Tà Lơn còn dấu 36 ngôi mộ nhưng không rõ là của những ai. Người giữ mộ là đệ tử Bổn Sư tên Trần Tịnh, pháp danh là Thiện Căn truyền giữ 4 đời (Trần Kỳ, Trần Giếng, Trần Điểu cuối cùng năm 1978 ẩn danh bế tích)
7. Sông Vàm: Vàm Nao, nhánh rẽ của sông Mêkong đi qua huyện Lấp Vò, Sa Đéc, Đồng Tháp.
8. Đình Thới: Đình Thới Sơn, thuộc xã Thới Sơn huyện Tịnh Biên
             Tóm lại vùng Bảy Núi An Giang lưu dấu tích Phật, các vị đã nhập thế cứu dân giúp nước:
1. Phật Thầy Tây An (Rằm/10/1807-12/08 âl/1856)
2. Đức Bổn Sư (1831-13/10 âl 1890)
3. Đức Phật Trùm (Ông Trùm Chưa, người dân tộc khme)_ Theo trong dòng phái đạo (Nằm trong bốn chữ Bữu Sơn Kỳ Hương) Ông tu tại Chân Cô thuộc địa bàn xã An Cư huyện Tịnh Biên. Khoản một vài tháng là ông đặt mua 100 cái ky, 100 cây quéo hoặc búa, đệm không biết để làm gì và cũng không rõ ông chuyển cho ai. Nhà cầm quyền Pháp bắt ông, kết tội  cho ông là Việt Minh, tà gian đạo sĩ, dùng nhiều hình phạt: bắt ông uống axit, lên máy chém... nhưng ông không chết. Cuối cùng thả ông về. Đến ngày 19/06 âl 1918 Người viên tịch. Đương thời có Bà Bảy phò Ngài cho đến thời điểm này, sau những năm 1960 bà  mới mất (Năm 1953 Nguyễn Văn Hầu viết quyển Thất Sơn Mầu Nhiệm có ghi rõ khoản này) và kim thân Ngài được an táng cánh đồng Sài chết thuộc xã An Cư, Tịnh Biên , An Giang
4. Hoàng Công Vương Phật, là vua Hàm Nghi. (Theo kinh sách, theo lời kể lại của một số cư sĩ Vua Hàm Nghi gặp đức Bổn Sư học đạo năm 1885, thường qua lại vùng Ba Chúc và Tà Lơn, vua Hàm Nghi viên tịch tại Tà Lơn ngày 24 tháng 04 năm 1888)?_ Trong bổn đạo tôn kính ngài nên thường nhá nhau ngày này ông "quy sơn"
             Ngoài ra còn nhiều vị khác như Hỏa Lầu Sơn(1823-12/06 âl......), Trùm Phol ( viên tịch13/10 âl/1875)
     
            Các địa điểm, địa danh, nơi còn lưu tích Phật tại Miền Nam Việt Nam, sau này có điều kiện kiểm chứng, tra cứu, có gì mới xin giới thiệu đến các bạn.
            Có nhiều thông tin chưa chuẩn xác hoặc chưa cụ thể, cá nhân tôi xin thành thật nhận lỗi với các bạn đã vào trang đọc và tìm hiểu. Bản thân sẽ cố khắc phục và từng bước đối chiếu nhiều nguồn, rà soát lại các thông tin để bổ sung thêm, mong các bạn thông cảm cho. Bạn nào có tư liệu, mong các bạn đóng góp, có gì sai sót rất mong các bạn góp ý.
            Nay tôi xin trích dẫn thêm tài liệu trên mạng về vị vua kháng Pháp để các bạn xem và nếu có thời gian nghiên cứu thêm.
BÀI CÒN ĐANG TRONG QUÁ TRÌNH TÌM HIỂU VÀ CHỈNH SỬA


HÀM NGHI
Xuất thân:
Vua Hàm Nghi tên húy là Nguyễn Phúc Ưng Lịch (阮福膺��), còn có tên là Nguyễn Phúc Minh (阮福明). Ông là con thứ 5 của Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và bà Phan Thị Nhàn, sinh ngày 17 tháng 6 năm Tân Mùi, tức 3 tháng 8 năm 1871(có tài liệu ghi ông sinh ngày 22 tháng 7 năm 1872) tại Huế. Ông là em ruột của vua Kiến Phúc Ưng Đăng và Chánh Mông (hay Ưng Kỷ), tức là vua Đồng Khánh sau này.

Sau khi vua Tự Đức qua đời vào tháng 7 năm 1883, mặc dù các phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết nắm trọn quyền hành trong việc phế bỏ vua này, truất ngôi vua khác, nhưng họ lại rất bị động trong việc tìm người trong Hoàng gia có cùng chí hướng để đưa lên ngôi. Trước thời Hàm Nghi, cả ba vua Dục Đức, Hiệp Hoà và Kiến Phúc đều lần lượt đi ngược lại đường lối của phái chủ chiến hoặc bị mất sớm, trở thành những phần tử không thể không bị loại bỏ khỏi việc triều chính đang rối ren[2]. Vua Kiến Phúc đột ngột qua đời trong lúc tình hình đang có lợi cho phái chủ chiến trong triều đình Huế.[3] Sau khi nhà vua mất, đáng lẽ con nuôi thứ hai của vua Tự Đức là Nguyễn Phúc Ưng Kỷ lên ngôi, nhưng Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết sợ lập một vị vua lớn tuổi sẽ mất quyền hành và hai ông chủ trương dứt khoát lựa chọn bằng được một vị vua ủng hộ lập trường chống Pháp nên đã chọn Ưng Lịch. Đây là một người có đủ tư cách về dòng dõi, nhưng chưa bị cuộc sống giàu sang của kinh thành làm vẩn đục tinh thần tự tôn dân tộc và quan trọng hơn hết là hai ông có thể định hướng nhà vua về đại cuộc của đất nước một cách dễ dàng.

Ưng Lịch từ nhỏ sống trong cảnh bần hàn, dân dã với mẹ ruột chứ không được nuôi dạy tử tế như hai người anh ruột ở trong cung. Khi thấy sứ giả đến đón, cậu bé Ưng Lịch hoảng sợ và không dám nhận áo mũ người ta dâng lên. Sáng ngày 12 tháng 6 Giáp Thân, tức ngày 2 tháng 8 năm 1884, Ưng Lịch được dìu đi giữa hai hàng thị vệ, tiến vào điện Thái Hòa để làm lễ lên ngôi hoàng đế, đặt niên hiệu là Hàm Nghi. Khi đó Ưng Lịch mới 13 tuổi. Người ta nói rằng Hàm Nghi được lên nối ngôi theo di chúc của vua Kiến Phúc trước đây. Tuy nhiên, trên thực tế, Hàm Nghi được phái chủ chiến lập lên ngôi. Nhân vật cầm đầu phái chủ chiến là Tôn Thất Thuyết - Phụ chính đại thần đồng thời là Thương thư bộ Binh.[3]
Thời gian tại kinh thành Huế

Khâm sứ Pierre Paul Rheinart thấy Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết tự tiện lập vua, không hỏi ý kiến đúng như đã giao kết nên gửi quân vào Huế bắt Triều đình phải xin phép. Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết phải làm tờ xin phép bằng chữ Nôm nhưng viên Khâm sứ không chịu, bắt làm bằng chữ Nho. Hai ông phải viết lại, viên Khâm sứ mới chịu và sau đó đi cửa chính vào điện làm lễ phong vương cho vua Hàm Nghi. Công việc đầu tiên mà vua Hàm Nghi phải thủ vai, dưới sự hướng dẫn của Tôn Thất Thuyết là tổ chức đón phái đoàn Pháp từ Tòa khâm sứ ở bờ Nam sông Hương sang điện Thái Hoà làm lễ tôn vương cho nhà vua. Đây là thắng lợi mà phe chủ chiến của triều đình Huế đã đạt được trong việc bảo vệ ngai vàng của Hàm Nghi; còn đối với người Pháp thì sau những yêu sách, đòi hỏi bất thành, họ đành phải nhân nhượng để tránh thêm những rắc rối mới bằng cách chấp nhận một sự việc đã rồi.

Lúc 9 giờ sáng ngày 17 tháng 8 năm 1884, phái đoàn Pháp gồm Đại tá Guerrier, Khâm sứ Rheinart, Thuyền trưởng Wallarrmé cùng 185 sĩ quan binh lính kéo sang Hoàng thành Huế. Guerrier buộc triều đình Huế phải để toàn bộ quân Pháp tiến vào Ngọ Môn bằng lối giữa, là lối chỉ dành cho vua đi, nhưng Tôn Thất Thuyết nhất định cự tuyệt. Cuối cùng chỉ có 3 sứ giả được vào cổng chính, còn lại các thành phần khác thì đi cổng hai bên. Cả triều đình Huế và phái đoàn Pháp đều mang tâm trạng không vừa lòng nhau, nhưng buổi lễ thọ phong cuối cùng cũng kết thúc êm thấm. Lúc phái đoàn Pháp cáo từ, Tôn Thất thuyết đã ngầm cho quân lính đóng cửa chính ở Ngọ Môn lại nên đoàn Pháp phải theo hai lối cửa bên để về. Nhìn nhận về sự kiện này, Marcel Gaultier đã viết:    

"Vua Hàm Nghi đã giữ được tính chất thiêng liêng đối với thần dân mình. Vô tình vị vua trẻ tuổi đã làm một việc có ảnh hưởng vang dội khắp nước: với ý chí cương quyết độc lập và dù người Pháp có đóng quan tại Huế, triều đình An Nam vẫn biểu dương một thái độ không hèn. Thái độ ấy do Hội đồng Phụ chính đề ra. Hội đồng ấy rất có lý mà tin chắc rằng dân chúng trông vào thái độ của nhà vua để noi theo, xem thái độ ấy như mệnh lệnh [chống lại người Pháp] không nói ra bằng lời..."[4]
   
Năm sau 1885, Thống tướng de Courcy được chính phủ Pháp cử sang Việt Nam để phụ lực vào việc đặt nền bảo hộ. Tướng de Courcy muốn vào yết kiến vua Hàm Nghi nhưng lại muốn là toàn thể binh lính của mình, 500 người, đi vào cửa chánh là cửa dành riêng cho đại khách. Triều đình Huế xin để quân lính đi cửa hai bên, chỉ có các bậc tướng lĩnh là đi cửa chánh cho đúng nghi thức triều đình, nhưng de Courcy nhất định không chịu.
Phong trào Cần Vương

    Xem thêm: Trận Kinh thành Huế 1885 và Tôn Thất Thuyết
    Bài chi tiết: Phong trào Cần Vương

Phụ chính đại thần Tôn Thất Thuyết (1839 – 1913)

Đêm 22 rạng 23 tháng 4 âm lịch (tức 5, 6 tháng 7 năm 1885), Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết, vì thấy người Pháp khinh mạn vua mình như vậy, nên quyết định ra tay trước: đem quân tấn công trại binh của Pháp ở đồn Mang Cá. Đến sáng thì quân Pháp phản công, quân triều Nguyễn thua chạy, rời bỏ Kinh thành Huế. Tôn Thất Thuyết vào cung báo lại việc giao chiến trong đêm và mời vị hoàng đế trẻ Hàm Nghi cùng Tam cung lên đường. Nghe chuyện phải rời khỏi thành, vua Hàm Nghi đã thảng thốt nói:

    "Ta có đánh nhau với ai mô mà phải chạy". [5]

Vua Hàm Nghi ngồi trong kiệu bị chao đảo liên tục, đầu bị va đập nhiều lần vào thành kiệu rất đau, sau cùng nhà vua phải xuống nằm trên võng cho lính cáng. Nguyễn Văn Tường cho người rước vua Hàm Nghi tới thành Quảng Trị để lánh nạn. Chiều ngày 6 tháng 7 thì cả đoàn mới tới Quảng Trị. Nhưng sau đó ông lại ra trình diện với quân Pháp. Tướng de Courcy hẹn cho Nguyễn Văn Tường hai tháng phải tìm cách để rước vua về. Nguyễn Văn Tường viết sớ ra Quảng Trị xin rước vua về nhưng ông Tôn Thất Thuyết cản thư không cho vua biết. Hết hạn hai tháng, cả gia đình Nguyễn Văn Tường bị de Courcy đày ra Côn Đảo, sau đó đưa tới đảo Tahiti ở Thái Bình Dương. Một thời gian sau Nguyễn Văn Tường qua đời, xác được đưa về Việt Nam. Ngày 9 tháng 7, dưới áp lực của Tôn Thất Thuyết, vua Hàm Nghi đành từ biệt Tam cung, lên đường đi Tân Sở.

Hàm Nghi ở Tân Sở rồi về vùng Tuyên Hóa, Quảng Bình. Vua Hàm Nghi đã phải chịu nhiều khổ ải vì phải luồn lách giữa núi rừng hiểm trở, thời tiết khắc nghiệt, giữa muôn vàn thiếu thốn, bệnh tật, đói khát và sự hiểm nguy về tính mạng luôn đe dọa[2]. Tại Tân Sở, vua Hàm Nghi tuyên hịch Cần Vương kêu gọi sĩ phu và dân chúng nổi dậy chống Pháp giành độc lập. Sự ủng hộ, che chở giúp đỡ và tham gia nhiệt tình của đồng bào các địa phương từ Quảng Trị qua tới đất Lào cũng như trong vùng Hà Tĩnh, Quảng Bình đã cho Hàm Nghi thấy được vai trò của bản thân mình nên nhà vua đã không còn cảm thấy bị cưỡng ép như trước. "Nhà vua bị những gian lao mà luyện thành người nhẫn nại và đón cuộc phong trần bằng thái độ rất thản nhiên"[6]. Dân chúng nổi dậy rất đông, nhưng vì rải rác các nơi nên lực lượng không mạnh. Nhà vua đã hai lần xuống dụ Cần vương trong đó có một lần gửi thư cầu viện cho Tổng đốc Vân-Quý của triều Mãn Thanh và rất nhiều chỉ dụ khác tới các quan lại, lãnh tụ của phong trào chống Pháp. Tên của ông ta đã trở thành ngọn cờ của nền độc lập quốc gia... Từ Bắc chí Nam, đâu đâu dân chúng cũng nổi lên theo lời gọi của ông vua xuất hạnh[7].

Trong suốt thời gian kháng chiến của vua Hàm Nghi, vua anh Đồng Khánh và 3 bà Thái hậu liên tục gửi thư kêu gọi vua trở về nhưng ông khẳng khái từ chối. Toàn quyền Pháp ở Đông Dương là Paul Bert cũng đã định lập Hàm Nghi làm vua 4 tỉnh Thanh Nghệ Tĩnh Bình nhưng cũng không thành. Nhà vua thường nói mình ưa chết trong rừng hơn là trở về làm vua mà ở trong vòng cương tỏa của người[6]. Tại căn cứ địa lãnh đạo phong trào Cần Vương, vua Hàm Nghi được Tôn Thất Thuyết cử con là Tôn Thất Đạm và Tôn Thất Thiệp hộ giá bảo vệ, cùng đề đốc Lê Trực, Nguyễn Phạm Tuân chia nhau phòng thủ và tấn công lực lượng Pháp trong vùng.

Tháng 9 năm 1888, suất đội Nguyễn Đình Tình ra đầu thú với Pháp tại đồn Đồng Cá. Nguyễn Đình Tình lại dụ được Trương Quang Ngọc về đầu thú. Sau đó Nguyễn Đình Tình và Trương Quang Ngọc tình nguyện với Pháp đem quân đi vây bắt vua Hàm Nghi. Đêm khuya 26 tháng 9 1888[8], vua Hàm Nghi bị bắt khi đang ngủ, Tôn Thất Thiệp bị đâm chết. Khi đó, ông mới 17 tuổi, chống Pháp được ba năm. Nhà vua đã chỉ thẳng vào mặt Trương Quang Ngọc mà nói rằng:

    "Mi giết ta đi còn hơn là mi mang ta ra nộp cho Tây".

Từ đêm hôm đó ở bờ khe Tá Bào, huyện Tuyên Hóa (nay là huyện Minh Hóa) tỉnh Quảng Bình, Trương Quang Ngọc mang vua Hàm Nghi về các đồn Thanh Lạng, Đồng Ca rồi sang Quảng Khê và đến đồn Thuận Bài vào chiều ngày 14 tháng 11 năm 1888. Quân Pháp tổ chức chào đón vua rất long trọng nhưng vua đã tỏ ra không hiểu, không nhận mình là Hàm Nghi. Viên trung uý chỉ huy quân đội Bonnefoy đã chuyển bức thư của Tôn Thất Đàm gửi cho vua Hàm Nghi xem nhưng nhà vua ném lá thư xuống bàn và làm như không có can hệ gì đến mình. Viên đề đốc Thanh Thuỷ là Nguyễn Hữu Viết được Pháp cử tới để thăm hỏi và nhận mặt thì nhà vua giả như không hay biết. Nhưng khi thầy học cũ là Nguyễn Nhuận đến xem thì nhà vua vô tình đứng dậy vái chào. Đến lúc đó thì người Pháp mới yên trí đó là vua Hàm Nghi. Từ Thuận Bài, người Pháp chuyển vua Hàm Nghi qua Bố Trạch rồi vào Đồng Hới và tới cửa Thuận An ngày 22 tháng 11 năm 1888.

Lúc này, triều đình Huế đã biết tin Hàm Nghi bị bắt, vua Đồng Khánh sai quan lại Thừa Thiên và bộ binh ra đón để đưa về Huế. Nhưng người Pháp sợ dân tình sẽ bị kích động khi thấy mặt vị vua kháng chiến nên Pháp đã báo cho Viện Cơ mật rằng vua Hàm Nghi lúc này tính tình khác thường, về kinh e có điều bất tiện, cần phải đưa đi tĩnh dưỡng nơi khác một thời gian. Kỳ thực người Pháp đã có quyết định dứt khoát với vị vua kháng chiến này là đày sang xứ Algérie ở Bắc Phi. Rheinart đã báo cho ông biết là Thái hậu đang ốm nặng, nếu nhà vua muốn thăm hỏi thì sẽ cho rước về gặp mặt. Nghe vậy, vua Hàm Nghi đáp: "Tôi thân đã tù, nước đã mất, còn dám nghĩ gì đến cha mẹ, anh em nữa", rồi ông cáo từ về phòng riêng.

Sau khi bị truất, cựu hoàng được chính thức gọi là Quận công Ưng Lịch.[9]

13 thg 5, 2013

KHÓC MĂNG

Tre già oằn oại khóc măng
Áo quan đỏ thắm, đèn lăng xăng đèn
Mõ chuông đêm vắng vang rền
Tiếng ngân nhỏ giọt lên thân phận người
Mẹ già oằn lệ máu tươi
Ngât ngư ngất ngưỡng đất trời bão giông
Cha rối rắm, tan nát lòng
"Bệnh không được chết...lạnh lùng con đi!"
(Viết khi chứng kiến cảnh ra đi của thầy giáo Hữu trường Tiểu học A An Hảo)

10 thg 5, 2013

VUI HỌA CÙNG CAO LINH TỬ



       TÂY LĨNH TRÔNG BẠN

Qua Tây Lĩnh nắng chiều in bóng
Sẩm tối loang nhanh ngoài cửa động
Trăng chiếu hàng thông lạnh lẽo cành
Suối reo tiếng gió rì rào sóng
Tiều phu vắng bặt cỏ cây im
Chim chóc xa mờ sương khói mỏng
Bằng hữu tương giao đã hẹn sang
Ôm đàn lối nhỏ ta còn ngóng.
                                      Cao Linh Tử
Được đăng bởi Cao Linh Tử vào lúc 08:21

    Mai Trang Huỳnh10:16 Ngày 09 tháng 5 năm 2013
                CHIỀU TÂY LĨNH
    Tây Lĩnh chậm buông chiều ngã bóng
    Sương đùn mờ khuất đường lên động
    Thoát rơi trăng lạnh hàng thông biếc
    Đầy tiếng suối hòa lấp lánh sóng
    Tiều vắng tiếng rừng cây im bặt
    Chim thưa lượn bóng làn sương mỏng
    Đón người ước hẹn chừ chưa thấy
    Lối nhỏ rung đàn ta lóng ngóng

Hoài Niệm Nguyễn16:29 Ngày 09 tháng 5 năm 2013
Ngang Tây Lĩnh núi dần nghiêng bóng
Màu tím thẫm lan trùm khắp động
Nguyệt rọi trêu tùng chốn đỉnh non
Gió vờn ghẹo suối nơi đầu sóng
Tiều phu gấp xuống xoải dài chân
Én nhạn vội về dang cánh mỏng
Người hẹn hàn huyên suốt cả đêm
So cầm ngách vắng ta hoài ngóng
                   (NGUỒN BLOG CAO LINH TỬ).

HỌA( Nguồn blog Nguyệt Anh, ngày 10/05/13)

Tây lĩnh ghé thăm chiều nhạt bóng
Hoàng hôn tràn xuống che hang động
Gió đưa tòng bá lao xao cành
Trăng chiếu nguồn khe rào rạt sóng
Giữa suối cây in ngấn nước trong
Trên đồi cỏ thấm làn sương mỏng
Bạn thân mong đợi biết bao năm
Đã hẹn ôm đàn ta mãi ngóng.
Nguyệt Anh

8 thg 5, 2013

THÁP CỔ MƯA CHIỀU


Thứ tư, 8/5

Chùm thơ xướng họa: THÁP CỔ MƯA CHIỀU. Mộc Lan Hoa và 11 thi hữu: TRỌNG TRANH, Trúc Viên , Minh Tâm, Ngọc Tình, Phieuvan_Thlangdu, Nguyên Triêu Dương (2), Tiểu Đường Thi, Đỗ Lan Phương, Trần Văn Hạng, Huỳnh Mai Trang

 
NGUỒN tạp chí TIẾNG QUÊ HƯƠNG

  Bài xướng
THÁP CỔ MƯA CHIỀU

Tháp cổ nghiêng chiều lấp phất mưa
Đường dài hút bóng dáng thu xưa
Xanh xao mắt biếc ngày mong đợi
Sướt mướt mi sầu buổi tiễn đưa
Vọng một hồn thơ lòng đã mỏi
Đau từng cánh sóng đá mềm chưa
Triều dâng biển động cồn nhung nhớ
Khuất nẻo thiên di lạc mấy mùa

Mộc Lan Hoa


Các bài họa(*)


 THÁP CỔ

               Bài họa 1 (mượn vần)
Tháp cổ trơ mình dưới nắng mưa
Tháng năm trầm mặc vẫn như xưa
Tường vôi rêu bám long bong rũ
Bực đá dây leo đỏng đảnh đưa
Đế chế một thời còn tủi hận
Chân bang vạn kỷ đã quên chưa ?
Nghìn năm dấu ấn còn ghi mãi
Nhân thế truyền lưu mùa tiếp mùa

 TRỌNG TRANH


THÁP CỔ MƯA CHIỀU

Bài họa 2

Lữ khách dừng chân đứng trú mưa
Chiều vương tháp cổ nhớ người xưa
Sắc rêu chưa nhạt sầu vong quốc
Màu đá đã mờ hận tiễn đưa
Ủ rũ liễu buồn quên chải tóc
Rì rào suối khóc lệ khô chưa
Triều lên sóng gọi đau lòng cát
Cảnh cũ hồn đâu đã mấy mùa 

Trúc Viên LHT


CHIỀU VẮNG

Bài họa 3

Nhạt nhòa tháp cổ giữa chiều mưa
Cảnh vắng khơi sầu vạn thuở xưa...
Lảo đảo lá rơi  giòng nước cuốn
Vi vu gió rít tiếng lòng đưa.
Nắng vương nhè nhẹ  trời đang khuất
Sương phủ mơ màng đêm vẫn chưa.
Ai oán, dế trêu hồn lữ khách,
Cảm thương sỏi đá lạnh bao mùa.

Minh Tâm_2


CHIỀU ĐÓN CƠN MƯA
Bài họa 4

Chiều chiều anh đứng đón cơn mưa
Phố cũ xuôi về năm tháng xưa
Trông bóng dáng hồng  trông thiếp đến
Đợi vầng thư thắm  đợi chàng đưa
Lời thơ kết nghĩa ai nào biết
Cái chữ nên tình bạn thấu chưa
Gói trọn tâm tư niềm cảm mến
Thương yêu ấp ủ đã bao mùa.

Ngọc Tình


PHIẾN ĐÁ RÊU BUỒN

Bài họa 5


Hiên chiều tháp cổ nhạt nhòa mưa
Phiến đá rêu buồn quạnh lối xưa
Bởi trót chênh vênh ngày hạ biệt
Nên đành lạnh lẽo cánh thu đưa
Nghìn trùng lẻ bóng thôi thì đã
Một khối chung tình há lại chưa
Hỡi ngọn heo may đừng buốt nữa
Lòng thêm thắt thẻo xót xa mùa

Phieuvan_Thlangdu


THÁP CỔ MƯA CHIỀU

 Bài họa 6


Sừng sững bên đường mặc nắng mưa
Chạnh lòng tháp cổ nhớ chiều xưa
Biển xanh lặng lẽ buồm xuôi ngược
Lá úa nghẹn ngào gió đẩy đưa
Cánh sóng neo sầu ray rức quá!
Dã tràng se cát mỏi mòn chưa?
Thiên di theo sóng xa biền biệt
Vời vợi trời mây có nhớ mùa?

 Nguyên Triêu Dương


SAU BÓNG THỜI GIAN

Bài họa 7


Tháp cổ dạn dày với gió mưa
Đâu thời oanh liệt của ngày xưa
Đó đây bụi bám sương vùi lấp
Lơ lửng nhện giăng gió đẩy đưa
Một thuở trung hưng bền chẳng đặng
Ngàn năm thạnh trị vững hay chưa?
Đổi thay sự thế xưa nay thế
Xuân, hạ, thu, đông đủ bốn mùa.
Nguyên Triêu Dương


RƯỢU DƯỚI  THÁP

Bài họa 8


   Ta về cố quận chuốc chiều mưa
   Rượu cũng ba đào vọng tiếng xưa
   Chén tống Chiêm vương nâng lệ tiễn
   Hồ trường Chế nữ rót lời đưa
   Ly hương cánh Nhạn muôn trùng đã?
   Bản quốc chân Hời vạn lý chưa?
   Cứ uống say tràn nghiêng cổ tháp
   Ngàn năm rượu nhớ có bao mùa?
Tiểu Đường Thi


RƯNG RƯNG CHIỀU

Bài họa 9

Tháp trầm gạch cổ nép trong mưa
Chậm bước độc hành thăm chốn xưa
Nghe cánh nhạn chao lời tủi nhận
Ngắm hàng rêu phủ tiếng buồn đưa
Thơ xanh ngày ấy chưa quên nhỉ,
Người cũ bây giờ đã khuất chưa?
Chén rượu ngậm ngùi ta với gió
Đầu non mây trắng chợt sang mùa.

Đỗ Lan Phương


THÁP CỔ BUỒN
Bài họa  10

Tháp buồn u tịch dưới cơn mưa
Đứng ngóng lòng đau nhớ cảnh xưa
Hoang vắng con tim từng giọt gội
Thẩn thờ lòng dạ mỗi làn đưa
Tình thơ trầm mặc lan xa mãi

Hồn đá u hoài lắng lại chưa ?
Thấm lạnh cơn sầu bừng tính mộng
Trơ vơ một cõi đã bao mùa.

Trần Văn Hạng


THÁP XƯA (DẤU XƯA)
Bài họa 11
nghiêng bóng mây trời gội nắng mưa
nét rêu u tịch lỡ làng xưa
tường vây âm vọng tình cổ lữ
đất nén dương hòa nghĩa xót đưa
sừng sững phơi gan trời thấu rõ

lạnh lùng trải cật  đất hay chưa
nét hằn lẫn khuất niềm khao khát
thanh thú bằng yên ấp ủ mùa !

Huỳnh Mai Trang

7 thg 5, 2013

Vui cùng Phan Ngọc Hải.Gò Công


MAI XA QUÊ
--- ooo ---

Tâm hồn gắn chặt
góc quê hương
Mỗi bận đi xa,
một lần buồn!
Gió nội
quấn chân người viễn xứ,
Hương đồng
buộc dạ kẻ tha phương!!!

Ngày mai
trở lại vùng đô thị
Thương lắm
miền quê –
đất ngọt lành!

Vườn xưa,
lẩm chẩm
chân thơ bé
Cất giữ hồn tôi,
cả tuổi xanh!!!

MAI XA QUÊ
---   ooo   ---
 
Tâm hồn gắn chặt 
góc quê hương
Mỗi bận đi xa, 
một lần buồn!
Gió nội 
quấn chân người viễn xứ,
Hương đồng 
buộc dạ kẻ tha phương!!!
 
Ngày mai 
trở lại vùng đô thị
Thương lắm 
miền quê – 
đất ngọt lành!

Vườn xưa, 
lẩm chẩm 
chân thơ bé
Cất giữ hồn tôi, 
cả tuổi xanh!!!
 
PNH


  • hương quê ướp mái tóc thề
    câu hò lạc giọng em về chưa em?
    đường phố thị sớm đua chen
    triền đê, lối cỏ, vườn quen chân trần
    thoáng hương rạ, phút bần thần
    dấu rêu còn đấy hàng bần đơm hoa...
    (Nguồn facebook)

6 thg 5, 2013

VỤN VẶT

Nhất tâm sở cầu, khả dụng đa bửu bối
Kim thành bại bất hối, bất thối chuyển đạo quang

CHIỀU
Uống nỗi buồn chiều ta với ta
Xoay nghiêng đáy cốc chạm mây tà
Cười trong chếnh choáng ai say nhỉ?
Chiều cạn buồn dâng...bóng vút xa...
Mai Hương Trương Nguyễn
Thứ Sáu lúc 15:48 03/05/2013

HỌA
mây lặng sương lồng đối bóng ta
ve kêu chim hót ánh dương tà
men nồng độc ẩm say say tỉnh
thoáng bóng ai? _ à ! thoảng bóng xa !

3 thg 5, 2013

LỜI CÒM CHO NHAU




"mai anh về xin gửi theo chút nắng
hong dùm em mấy sợi mưa buồn ..."
(Nhả My)

Mai anh về xin sưởi mái tranh suông
Dòng sông mẹ tiếng trẻ đùa trưa vắng

Mai anh về tưới luống trầu bà tặng
Chăm hàng cau già lão gió ru hời
Nhịp đong đưa, cơn gió cuối trời
Nhớ về nhé tiếng ru hời mong đợi!

Hết một vỡ tuồng trò đời dâu bể
Hết cuộc chiến chinh hồ hởi quay về
Dòng sông mẹ làn hơi thấm trầm muôn thuở
Tiếng ạ ầu... đồng lúa khát cơn mê !

Anh về
Bên em, khói lam chiều hòa quyện
Mùi tép rang, mắm muối tỏa hương nồng
Và đâu đó ngoài khơi đồng vọng

Quốc hồn _ Độc lập _ Cha ông ! (CÒM BÊN NHÀ BẠN CUỒNGTỪ BLOG)

Xin thắp lửa tình trên trang giấy trắng
Ru ngàn năm khát đắng vành môi!

       maitranghuỳnh rất cảm ơn các bạn đã luôn trao cho nhau những câu thơ mặn nồng, những trăn trở yêu thương, hay những cuộn lòng sâu đắng. Và hơn hết là đã thường xuyên ghé thăm nhau trên mỗi chặng đường...
      Và huỳnh tôi chân thành xin thứ lỗi cùng thông cảm cho những lúc không có lời còm đáp lại cho nhau !



                  Bài còm trang blog bata
Mai Trang Huỳnh 06:35 Ngày 30 tháng 4 năm 2013

Cái mốc thời gian xao xuyến
Mùa vụ vở toang
Cho người lưu luyến
Dòng sông quê mẹ chập chờn...

Một vạch ngoằn ngoèo
Những sấm chớp xa gần đan chéo
Trước _ Sau
Vặn vẹo đến nghìn năm?

Đêm về,
Nghe tiếng mẹ ầu ơ
Muôn thuở
Sông mơ hoang vở, thanh bình...!
 


Ngày 22 tháng 4 năm 2013
tạp ghi - dòng cảm nhận

mà cũng lạ . mỗi độ tháng tư về là trời hay mưa và khi mưa thì hay nhớ . nhất là những buổi chiều . nhớ về ngày tháng nào đó đã xa xôi

những chia ly . những đổ vỡ . những đớn đau và nhiều nữa . có cơn mưa tháng tư nghiệt ngã đầy giọt buồn đổ thênh thang trên mảnh đất quê nhà vốn đã lỗ chỗ những vết thương

tất cả như một cuốn phim dĩ vãng lần lượt hiện về xa gần . như có một vùng sương mù xám tối bao quanh . như rớt vào cái khoảng không thật tĩnh lặng về nơi chốn đã được vỗ về . nuôi nấng và lớn lên . nơi chốn mà tháng tư đã đổ xuống từng cơn mưa đen đầy tang tóc . nơi chốn mà bầy chim đã vỡ tổ . tha phương . nơi chốn mà những nhánh sông chảy ra biển . lạc nguồn

ở hôm qua tôi đã khóc cho một lần chia ly . và hôm nay tôi cũng rớt nước mắt khi nhớ lại . ngoài kia trời vẫn rớt rơi đều hạt . cơn mưa tháng tư làm cạn kiệt tâm hồn với nỗi đau âm thầm . tháng tư lại một lần nữa đánh thức tôi dậy làm rỉ máu vết thương lòng mãi vẫn chưa lành dù đã qua rồi mấy mươi năm

dẫu gì đi nữa cái mảnh đất quê nhà có cơn mưa nghiệt ngã vẫn là của tôi đầy thương yêu . dẫu lạc nguồn . dẫu xa xôi nhưng vẫn gần gụi hơn bao giờ hết .

Được đăng bởi bata vào lúc 05:50 

SỐNG LẠI TUỔI HAI MƯƠI

Xin cho sống lại _ Tuổi hai mươi
Để được nghe. Yêu thương dậy ngập trời
Ước mơ rọi sáng phận người
Lịch sử hào hùng bừng sáng trong tim

Nào ! Ta bên nhau, xóa bao sầu đau
Những vết cắt tứa máu, oan khuất hằn sâu
Xin trao đời nhau, chôn vùi mọi buộc ràng
Lặng chìm đáy vực sâu

Còn lại đây quê hương
Tiếng ru hời _ Mẹ ru !
Còn lại trong nhau _ Dòng sông mẹ yêu thương
Còn lại đây trong nhau _ Tiếng quốc hồn vương vương

Nào ! Việt Nam ta ơi
Nào ! Sức trẻ hai mươi
Ngoài khơi trùng dương vẫy gọi

Nào ! Việt Nam ta ơi
Nào ! Dòng máu đỏ tươi
Đã từng ôm cờ sừng sững biển khơi

Xin cho sống lại tuổi hai mươi
Để hét to lời tổ quốc thiêng liêng
Mảnh đất Việt Nam tôi chưa được phút bình yên
Bằng độc lập tự do_ Cuộc sống bằng yên

Ngoài khơi, lủ bạo tàn gian ngoan
Gây sóng cuộn gió tràn
Và đâu đây âm vọng bao cảnh cơ hàn
Đói khổ lan man

Việt Nam ơi _ Việt Nam ơi !
Chung gánh sầu vơi !
Việt Nam ơi _ Việt Nam ơi !
Hãy thức dậy ... mà đi tới !