30 thg 9, 2013

VỤN



Sáng ra lá rụng đầy sân
Đêm rồi cơn gió... lâng lâng sợi buồn !




20 thg 9, 2013

THU và EM

Trước thềm rớt giọt thu mai
Gió cuồng cuộn gió ngẫn ngày buồn tênh
Sân trường lá rắc đùn lên
Nắng hồng e núp nhà bên xót lòng
Xanh trong má thắm phai hồng...



19 thg 9, 2013

CƠN DÔNG

dông cuồn cuộn sóng
buổi mai,
tiếng gào 
cây oẳn oằn lay -vặn mình.
rừng xa 
nhô nhấp gập gềnh,
nhà rung rinh cựa 
lá lềnh bềnh bay.
giữa trần 
người trắng đôi tay!

9 thg 9, 2013

THẮT THỎM

Em chừ bên ấy có thương
Bờ sông, con sóng, gió vương vương lòng
Quắc quay chiếc lá xoay vòng
Phiêu phiu gầy guộc lặng trong tiếng chiều?

Thân tặng Nhả My cùng các bạn xa miền tổ quốc với tiếng lòng thân ái!

7 thg 9, 2013

CHONG CHÊNH

       Nhìn sử ta, qua các triều phong kiến. Tuy là giang sơn thống nhất, nhưng nhũng nạn quan, nhũng nạn trộm cướp cũng có lúc hoành hành. Đó có phải chăng thái bình thịnh trị?
       Đọc báo ngày nay gẫm mà chua xót. Nơi này quan ỷ, nơi kia làm sai, góc nọ bọn lừa đảo cướp giật và muôn vàn mánh khóe ngày càng tinh vi để vun vén cho túi riêng hoặc vì sự sống, sự sinh tồn. 
       Ta đang sống thanh bình giữa những cái bất thường luôn rình rập! Máu cha ông nhuộm thắm núi sông để giành lấy độc lập tự do, thế mà nhìn đâu cũng mối tơ vò! 
       Sự phát triển XH càng nhìn, càng nghĩ càng xót!
      

3 thg 9, 2013

HAI BÀI BÁO

Mức lương “khủng” và lương tâm người lãnh đạo

VOV.VN -Thật chua chát khi có người so sánh lòng tham của những vị giám đốc này còn cao hơn cả những địa chủ ngày xưa.
Những ngày này, dư luận đang hết sức bất bình khi báo chí đồng loạt đưa tin về mức lương cao ngất ngưởng của cán bộ quản lý tại một số công ty công ích ở thành phố Hồ Chí Minh. Vì sao lại có mức lương “khủng” như vậy? Theo quy định của pháp luật, những viên chức này sẽ bị xử lý như thế nào?  
Mức lương của ông giám đốc Công ty Thoát nước đô thị: 2,6 tỷ đồng một năm là mức lương mà người lao động có nằm mơ cũng không bao giờ thấy.
Người lao động không dám mơ tới mức lương "khủng" như lãnh đạo của mình (Ảnh: Dân trí)
Có người đưa ra một phép so sánh rằng: với mức lương như vậy, vị chi mỗi ngày ông Giám đốc này nhận tới 8,3 triệu đồng - bằng với mức lương cả tháng của một công nhân sau 30 ngày lặn ngụp dưới lòng cống hôi thối. Thậm chí, nó còn cao gấp đôi lương tháng của hàng trăm người lao động bị Công ty chèn ép bằng thủ thuật ký hợp đồng thời vụ dưới 3 tháng để trốn đóng bảo hiểm xã hội, bớt xén tiền lương và phúc lợi xã hội của họ.
Cái đáng lên án ở đây là cá nhân ông Giám đốc và Ban lãnh đạo Công ty Thoát nước đô thị thành phố Hồ Chí Minh đã “vô tư” nhận mức lương cao ngất ngưởng ấy mà không hề mảy may suy nghĩ. Họ thừa biết rằng các công nhân của họ đã vô cùng vất vả, phải hàng ngày, hàng giờ chui rúc dưới lòng cống, đối mặt với bao nhiêu bất trắc, hiểm nguy, thậm chí nhiều người còn bị chết ngạt dưới cống.
Chính bởi vậy, thật chua chát khi có người so sánh lòng tham của những vị Giám đốc này còn cao hơn cả những địa chủ ngày xưa. Họ làm giàu trên mồ hôi nước mắt của người lao động. Và nhiều người cho rằng: đây cũng là một dạng tham nhũng cần loại bỏ.
Thử đi tìm nguyên nhân của tình trạng này: nguyên nhân sâu xa chính là do cơ chế độc quyền vốn tồn tại lâu nay. Sự độc quyền ấy đã biến thành đặc quyền của lãnh đạo doanh nghiệp, lợi dụng cơ chế, đặc quyền để làm giàu cho cá nhân. Và đây là tình trạng chung của nhiều công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên,
Nhiều người đặt câu hỏi, lâu nay chúng ta đưa lương vào thẻ ATM để kiểm soát tham nhũng, vậy mấy vị Giám đốc này nhận lương từ đâu mà Nhà nước không kiểm soát nổi? Trách nhiệm quản lý Nhà nước ở đây là như thế nào? Hơn nữa, mức lương này đã kéo dài bao lâu, tại sao không ai biết? Đây là một biểu hiểu của sự buông lỏng quản lý.
UBND thành phố Hồ Chí Minh đã kịp thời đưa ra kết luận, yêu cầu Công ty Thoát nước đô thị thành phố thu hồi toàn bộ tiền lương chi sai quy định. 3 Công ty Thoát nước đô thị, Chiếu sáng Công cộng thành phố và Công ty Công trình giao thông Sài Gòn kiểm tra nội bộ để tự phát hiện việc chi tiền lương thưởng sai quy định từ trước năm 2011, thu hồi toàn bộ số tiền chi sai. Các Công ty này cũng phải báo cáo nguyên nhân và biện pháp khắc phục tình trạng thu nhập bất thường của viên chức quản lý.
Các vị Giám đốc này đã cố tình lách luật để sống phè phỡn trên công sức của những người lao động. Đây không chỉ đơn thuần là sự vô tâm, vô cảm, sự vung tay quá trán, bởi họ đã cố tình không ký hợp đồng dài hạn với người lao động, dối trá khi báo cáo rằng lương bình quân của người lao động là gần 53 triệu đồng một người một tháng.
Thực tế thời gian qua cho thấy, đội ngũ quản lý của 3 Công ty này nhận lương cao ngất ngưởng, chỉ là những trường hợp điển hình. Hẳn chúng ta còn nhớ: theo số liệu của Kiểm toán Nhà nước năm 2011, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam Petrolimex kinh doanh thu lỗ gần 1.700 tỷ đồng, nhưng lương của lanh đạo Tập đoàn vẫn ở mức 40- 50 triệu đồng một tháng.
Mặt khác, theo Kiểm toán Nhà nước thì thu nhập bình quân của các chức danh quản lý thuộc khối văn phòng tại một số tập đoàn, tổng công ty cao hơn nhiều so với mức thu nhập bình quân tại các đơn vị thành viên. Rõ ràng, cơ chế tiền lương, đặc biệt là lương của các cấp lanh đạo đơn vị còn nhiều bất cập.
Nếu chúng ta không có ngay những giải pháp cho tình trạng này thì đây sẽ là cơ hội cho tham nhũng ngày càng phát triển, thậm chí đã sẽ là mối nguy cho sự phát triển đất nước./.             

1 thg 9, 2013

ĐỔI MỚI

                                          DÒNG RẠCH NHỎ

Lối cũ dấu xưa gió đẩy đùa
Nông gia cởi lớp rẽ qua cua
       Nóc cao bán đất xềnh xang sống
       Con dại đổi tình xúng xính khua
        Sáng tối chảnh chòe lô Nam Bắc
      Trưa chiều sảnh sẹ sắc mấy mùa
       Thắng thua bia rượu dầy chia sớt
     Phỉ chí tung hoành nối gót xưa!

Nhân đọc bài viết blog Mẫn đăng tải Thứ hai, ngày 26 tháng tám năm 2013


Mai Trang Huỳnh07:10 Ngày 01 tháng 9 năm 2013

Vén mây trời thét lớn "chứa chan"!
Vạch lổ đất gầm to "nạn khốn"!
Dấu chân lí bì bì chốn chốn
Mối mọt thành siêu nhân,
               bò lớp lớp hàng hàng
Cụ Chiểu ơi!
              đạo ông chở mấy quan san?
Ngòi bút ấy có còn đau dân sĩ?
Đường chân lí!
              lí tới chân ai nghĩ?
Lối bình yên
              yên ắng ai hay?
Chữ đồng bào có một cắt hai
Máu xương đó thành vàng ròng đẫy túi!
Xem qua rồi tủi!
Ngẫm nghĩ phát cuồng!

Ới cao xanh!
Xin cho trần một trận oai phong
Quét rác rưỡi, mùi hôi tanh sạch đất!
Cho Việt Nam chữ giống nòi hạnh phúc!
Cho dân cùn còn biết có cao xanh!

Ở đâu, phương trời nào vẫn luôn có người tốt và kẻ xấu. Kẻ xấu luôn rình rập lợi dụng những hàng rào, khe hở... và đó là mảnh đất tốt cho mầm cái xấu đâm chồi!

Ông Thầy Thuốc (Cop từ blog Mẫn)

  1.  photo hn_zps55d428ba.png
 

 Xã hội ngày nay có ba ông thầy bảnh chọe nhất, đó là Thầy bói, thầy thuốc và thầy giáo. Hôm nay mình chỉ nói về “thầy thuốc”
Như chuyện ở bệnh viện tỉnh Đồng Tháp, Phạm hửu Lợi, 27 tuổi bị tai nạn giao thông đưa đến cấp cứu, bs siêu âm nạn nhân bị vở lá lách cần mổ gấp, và yêu cầu mua máu, lúc đó người nhà nạn nhân chưa đến kịp nên chưa có tiền, những bạn bè đưa đi thì không sẳn có tiền và điện thoại về nhà kêu mang tiền ra, (nhà cách 16km) Các bs cứ để mặc nạn nhân oằn quại sắp chết chứ nhất quyết chờ đóng tiền mới xử lý. May là người nhà mang tiền ra kịp nếu không thì toàn bộ ban trực phòng cứu cấp sẻ dửng dưng nhìn một con người đi dần vào cái chết một cách nhẩn tâm.
Mọi người chưa hết bàng hoàng sau vụ tiêm chủng vaccine viêm gan B tại Bệnh viện huyện Hướng Hóa, Quảng Trị làm 3 trẻ sơ sinh tử vong, gần đây lại thêm một cú sốc nữa trước thông tin một trẻ sơ sinh suýt bị chôn sống vì sự tắc trách của một số y bác sĩ Bệnh viện Nhi Quảng Nam vào chiều 4-8.
nỗi bức xúc còn được đẩy lên đỉnh điểm khi mới đây khi vụ “nhân bản” hàng ngàn kết quả xét nghiệm dùng cho nhiều bệnh nhân bị phanh phui ngay tại Bệnh viện huyện Hoài Đức của Hà Nội. Theo tố cáo của một số nhân viên tại đây thì giám đốc bệnh viêïn và trưởng khoa xét nghiệm đã thỏa thuận, liều lĩnh cho nhân viên in hàng loạt các kết quả xét nghiệm của một mẫu máu và trả cho nhiều người. Việc làm trên nhằm móc túi người bệnh và bòn rút tiền bảo hiểm. Đáng lo ngại hơn, việc “nhân bản” kết quả xét nghiệm dẫn đến nhiều bệnh nhân khác xa nhau về bệnh án, lứa tuổi nhưng đều có chung một kết quả xét nghiệm và điều này sẽ khiến việc điều trị cho người bệnh không chính xác, thậm chí còn gây nguy hiểm đến tính mạng. Điều nầy đồng nghĩa với hành động cố ý giết nhiều ngươi.
Chuyện trẻ sơ sinh suýt bị chôn sống ở Quảng Nam có thể còn bào chữa rằng do sơ suất và trình độ chuyên môn của cán bộ y tế còn hạn chế, thì vụ “nhân bản” kết quả xét nghiệm ở Bệnh viện huyện Hoài Đức không thể có bất cứ lý do gì để biện minh! Bởi lẽ sai phạm nghiêm trọng này kéo dài cả năm trời và có hệ thống từ lãnh đạo bệnh viện tới trưởng khoa xét nghiệm và nhiều cán bộ y tế.
Những vụ đầy tai tiếng trên dù không xảy ra cùng thời điểm, cùng một nơi nhưng tất cả điều liên quan tới công tác khám chữa bệnh, cũng như tới một số người được xã hội coi trọng gọi bằng hai từ “Thầy thuốc”. Đau đớn hơn, điều này cũng đồng nghĩa với việc y đức và trách nhiệm của người cán bộ y tế trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe người dân đang suy thoái. Tất nhiên sự xuống cấp y đức, tiêu cực trong lĩnh vực y tế không phải xảy ra ở tất cả bệnh viện hay mọi cán bộ y tế. Thế nhưng có một thực tế không thể phủ nhận được, đó là tiêu cực trong khám chữa bệnh và xuống cấp y đức ngày càng trở nên trầm trọng, gây bức xúc, khổ sở cho người bệnh.
Vụ em Hiền ở cà mau được người dì ruột là Nguyễn Thị Phúc chăm sóc tại Bệnh viện Năm Căn. Chị Phúc kể: “Bác sĩ khám và nói cháu tôi khỏe, kêu chở về. Tôi thấy cháu quằn quại, không nói năng gì được nên xin bác sĩ cho chở cháu vô viện lại. Sau đó cháu mê man suốt, đến nửa đêm 28-6 thấy cháu thở “hơi lên” như trăng trối, tôi và má của tôi kêu cửa bác sĩ trực.
Bác sĩ khám rồi nói cháu tôi giả bộ, không sao hết, nằm tới sáng sẽ khỏe, rồi bỏ về ngủ tiếp. Mấy lần kêu sau bác sĩ cũng nói đừng làm phiền giấc ngủ của bác sĩ. Đến khoảng 4g sáng 29-6, cháu tôi trào nước mắt, tắt thở”.
Chứng kiến cái chết của Hiền, ông Nguyễn Văn Tuấn, bị cụt hai chân, đang nuôi con bệnh tại bệnh viện, nói: “Con tôi nằm cạnh giường cháu Hiền, đêm cháu Hiền chết tôi thấy người nhà cháu đập cửa cầu cứu bác sĩ trực sáu lần, bác sĩ coi qua loa rồi đi ngủ, nói con bé không có bệnh, chỉ giả bộ vì mắc cỡ. Nếu lúc bà ngoại và dì ruột cháu Hiền quỳ lạy xin bác sĩ cho chuyển viện, bác sĩ này đồng ý thì chưa chắc con bé chết”.
Rất nhiều chuyện về ông”thầy thuốc” mà mổi khi nhắc lại ai cũng ngậm ngùi.
Ông bác sỉ cố tình kê toa nhiều biệt dược không cần thiết để hưỡng huê hồng cao.
Bác sĩ khám bệnh chỉ định siêu âm nhiều người không cần thiết để tăng doanh thu .
Tiêu cực, vấn nạn “phong bì”, “hoa hồng” hay “lại quả” đang lan tràn khắp xã hội, song một khi để chúng lan tràn vào hệ thống y tế thì hậu quả sẽ khôn lường. Khi đó cái giá phải trả không thể chỉ tính bằng tiền bạc, mà bằng cả tính mạng, đạo đức của con người, không chỉ một thế hệ mà nhiều thế hệ tiếp sau.
Phải chăng thầy thuốc thời hiện đại có trái tim bằng đá. Một con vật  vô cảm?
Được đăng bởi Mẫn vào lúc 20:01