1 thg 6, 2013

LỤC BÁT MỀM


THƠ NHÃ MY

CỐ LÝ
Bên trời viễn xứ loay hoay
Mù  xa cố  lý trắng mây nghìn trùng
Trông vời một cõi mông lung
Biển xanh thuyền nhỏ chập chùng sóng đưa
Nghe từ trong giấc mơ xưa
Tiếng ru của mẹ giữa trưa giọng buồn

NỖI ĐAU
Vầng trăng quê cũ chưa lìa
Mà sương đã ướt đầm đìa nỗi đau
Đêm đêm lặng ngắm trời cao
Tóc chưa điểm bạc tình vào hư không

KHÓC
Chỉ là tiếng khóc vô thinh
Buồn sao đọng xuống tâm linh nghìn trùng
Mai về ép gió mây chung
Ép đôi tim nhịp mộng cùng xót xa
Được đăng bởi NHAMY vào lúc 20:40

                               ĐỒNG ĐIỆU

    MƠ VỀ CỐ LY
    Mỏi chân chồn gối vẫn xoay
    Tuổi già kề cận đắng cay muôn trùng
    Quê hương nỗi nhớ càng lung
    Nhìn về cố lý mịt mùng gió mưa
    Bao giờ trở lại ngày xưa
    Gối vào lòng mẹ giữa trưa ngủ vùi...?

    NUỐI TIẾC
    Ra đi là đã xa lìa !
    Bao đêm nước mắt đầm đìa xót đau
    Nỗi buồn bày tỏ trăng sao
    Tiếc ngày xưa đã phụ nhau câu thề...

    LỠ LÀNG
    Đêm buồn vọng ngắm không thinh
    Vầng trăng cố quận lung linh chập chùng
    Đường đời biết có còn chung
    Đôi tim lỗi nhịp tận cùng nỗi đau...
    Hiền Mai Vũ Thị 21:29 Ngày 31 tháng 5 năm 2013


  
    Đường xa sóng vỗ muôn trùng
    Nghe cay mi mỏng thẹn thùng lối xưa (CỐ LÝ)
   
    Nỗi đau dằm giữa cơn mưa
    Dây trầu không đắng rào thưa não lòng (NỖI ĐAU)
  
    Bụi lay đọng mắt ngàn không
    Rụng hoa tuyết lãnh mênh mông đất trời ( KHÓC)
    _____Ợi à sóng dập bờ trôi...!______
    _____Ợi à sóng dập bờ trôi...!______
    Mai Trang Huỳnh18:44 Ngày 01 tháng 6 năm 2013

 

11 nhận xét:

  1. Bao giờ trở lại ngày xưa
    Gối vào lòng mẹ giữa trưa ngủ vùi...?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tre măng nối gót trong đời
      Bóng râm tắm mát một thời dấu yêu !

      Xóa
  2. lục bát mềm mại rất hiền
    nghe như tan cõi muộn phiền phương nao

    giáo rất thích lục bát nên ghé anh đọc được những bài lục bát hay như được trở về tuổi thơ trong vắt...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Rất vui khi Giáo thường xuyên sang nhà đọc những vụn vặt đời thường của huỳnh tôi. Cám ơn bạn cùng những đồng cảm.
      Mổi thể loại đều có mặt mạnh. Nhưng riêng với thể lục bát mềm dễ đi vào lòng bởi nó gần gụi với những lời ru ạ ời của mẹ...Phải thế không bạn? Chúc sức khỏe!

      Xóa
  3. Thơ lục bát và lời ru của Mẹ

    Thơ ta lục bát nặng tình,
    Khác nào sữa mẹ, lung linh trăng ngà
    Như dòng sông chở phù sa
    Một đời trĩu nặng mặn mà lòng ta
    Đi đâu cũng nhớ quê nhà
    Thương sao câu hát ơ... à... mẹ ru
    Ly hương Đất Mẹ xa mù
    Vần thơ chất chứa lời ru nhịp cầu.
    Dù ai xa biết bao lâu,
    Lời ru của Mẹ nặng sâu tình người.
    Từng câu từng chữ từng lời
    Khắc vào tâm khảm một đời khó quên...
    Ngày 02/6/2013

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chị Nhã My đã rất tài khi truyền cảm hứng qua đôi dòng lục bát. Bạn đã tiếp nối những cảm hứng đó vf gửi gắm những tình cảm thật đẹp
      Nhưng khi đọc câu cuối "Đôi tim lỗi nhịp tận cùng nỗi đau..." lòng huỳnh tôi không khỏi xót xa, để tôi cảm được nó mà thốt lên với những viên lệ long lanh lạnh băng và lúc ấy chợt vọng về lời ru hời ru hời ngàn năm...! Chúc bạn vui khỏe!

      Xóa
    2. Được biết bạn yêu thích thơ lục bát nên lần đầu qua thăm nhà, Hiền Mai để lại bài thơ trên. Chúc bạn và gia đình vui khỏe

      Xóa
  4. Cảm ơn hai người bạn thân đã cùng họa vần với NM những câu lục bát đồng cảm tuyệt vời

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Qua thơ bạn, tôi luôn cảm thấy câu chử mềm và mượt, tròn đầy tình ý. Sự cảm nhận bắt nhịp ngay từ những dòng chữ đầu tiên và dẫn dắt người đọc đi suốt đến kết cục, một mạch thống nhất. Sự thể hiện qua cái tâm vời vợi và cái tình trong suốt. Tôi không là người phân tích, phê bình, chỉ nói lên cái cảm nhận riêng thôi.
      Chúc bạn luôn sáng tạo những câu chữ thâm oằn nghĩa tình non nước đất mẹ dấu yêu và giữ gìn sức khỏe bạn nhé!
      Thân ái!

      Xóa
  5. Sang thăm và Chúc anh khởi đầu một tuần mới an lành, nhiều may mắn và niềm vui

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Rất cám ơn Minh Châu đã thường qua trang và luôn có những lời chúc tốt đẹp cho huỳnh tôi. Bạn cũng thế nhé!

      Xóa