17 thg 6, 2013

NHỮNG COMMENT THÓT LÒNG

NHAMY 09:05 Ngày 16 tháng 6 năm 2013

" có nhiều thầy cô không đem lương tâm và tình thương ra áp dụng mà vì sự ti tiện quyền lợi cá nhân làm mất tư cách sư phạm...trẻ con vô tư trong nhận xét nhưng có lửa mới có khói chứ..."


    Vĩnh Ba Nguyễn Phúc15:37 Ngày 16 tháng 6 năm 2013

    Khi không thấy con người đạo đức CÓ THẬT trong cuộc sống thì giảng dạy đạo đức chỉ là làm hề.
   

Mai Trang Huỳnh 10:25 Ngày 16 tháng 6 năm 2013

Người lớn học hoài về đạo đức, nghe hoài về sự chênh nghiêng mà cộng đồng phê phán, thế trong công việc và ứng xử không biết cố tình hay sơ ý lại va phải nhiều vấn đề (trong đó có quý thầy cô giáo). Khi đụng phải đá tảng của học sinh thì kêu ca. Dĩ nhiên ở đây tôi không bao biện cho các em quá khích đến hổn xược


    Vĩnh Ba Nguyễn Phúc 15:34 Ngày 16 tháng 6 năm 2013

    " Người lớn biết rõ phải sống mẫu mực như thế nào mà sao còn hư đốn thậm tệ như hiện đang tràn lan trong xã hội ta mà lại đòi hỏi trẻ con phải nghiêm túc, chín chắn và đạo đức? Tham ô, nhũng lạm, lừa đảo, bài bạc, nịnh bợ, luồn cúi, vô luân ...ai làm? Trẻ con ư?
    Giáo dục suông, trái với thực tế thì thất bại thôi."


    Ct 15:52 Ngày 16 tháng 6 năm 2013
   " Năm tới, 2013-2014, thủ tướng bắt buộc trường đưa vô dạy phòng chống tham nhũng. Để xem họ đưa vô như thế nào đây, chắc là 'lồng ghép'. Nếu hs nó hỏi TT có tham nhũng không, làm sao thầy cô trả lời đây"
  

Mai Trang Huỳnh 18:12 Ngày 16 tháng 6 năm 2013

Trẻ hư thân là do già mất nết!
Tôi rút ra một bài học kinh nghiệm là: Cách sống của lớp người hôm nay là kết quả của sự giáo dục ngày trước, đừng nghĩ rằng giáo dục chỉ là trường học. Kết quả của cuộc sống là nét tổng hòa của xã hội và đấy chính là trường học là sự nghiệp giáo dục trong bất cứ một chế độ một chính thể, bởi nó phản ánh kết quả điều hành của chế độ chính thể đó.


                      NGUỒN TỪ Nguyễn Phúc Vĩnh Ba’s Blog

Mai Trang Huỳnh19:28 Ngày 17 tháng 5 năm 2013
Xã hội hóa, kinh tế hóa, bài binh bố trận vô cùng biến hóa!
Ai ngã, ai đau...Đời sau biết ai ngó lại?

    Vĩnh Ba Nguyễn Phúc21:04 Ngày 17 tháng 5 năm 2013
    Tầm bậy hóa đấy.

    Mai Trang Huỳnh04:14 Ngày 28 tháng 5 năm 2013
    Qua nhiều ý kiến,qua nhiều lần "cải" cách...Nhưng rốt lại có một điều mà bao năm qua vẫn tồn tại: Đó là những con số. Hãy trả lại tâm hồn của nhà giáo cho nhà giáo!Những con số lịnh lạc giết chết sự phát triển, từ đó thầy giáo đã trở thành thợ giáo rồi!!!

Binh Tran18:52 Ngày 25 tháng 5 năm 2013
“Một khi triết lý giáo dục xem con người là phương tiện cho mục tiêu nào đó, chứ không xem con người là cứu cánh…”

Lê Thanh Cầm18:38 Ngày 04 tháng 6 năm 2013
Giaó dục Việt Nam như cướp mất tuổi thơ của con trẻ (...). Khối lượng bài vở quá nhiều mà chất lượng thật sự thì chẳng được bao nhiêu. Môn nào cũng như cưỡi ngựa xem hoa, học để lấy điểm xong rồi trả lại hết cho giáo viên. Thay vì bắt học sinh học quá nhiều thứ trong cùng 1 lúc thì có thể dành thời gian đó cho các em tham gia các hoạt động ngoại khóa hay các lớp học kỹ năng, năng khiếu thì có vẻ thích hợp hơn.

Ct16:26 Ngày 16 tháng 6 năm 2013
Đọc chuyện này, người làm gd có tâm không cười nổi mà mếu, bác à. Chuyện nghe rất phiếm nhưng mà rất thực. Ct xin góp 3 chuyện thật.
Hai năm trước khi đi tập huấn, chuyên viên Sở triển khai:
- Các anh, chị cân nhắc, tuỳ chỉnh áp dụng thời lượng và nội dung cho tối ưu với đặc điểm hs trường mình.
Một tổ trưởng bộ môn Phòng liền đứng lên:
- Chúng tôi buộc gv huyện tôi phải theo khung chương trình mà chúng tôi sẽ phân phối (PPCT), không được tuỳ chỉnh lung tung bời vì chúng tôi đi kiểm tra làm sao biết tiến độ của anh, chị chớ.
Họ không tin tưởng gv hoặc chỉ cần thuận lợi cho họ.
Năm rồi, khi thấy Ct nộp 2 đề chẵn, lẻ (chỉ là một đề nhưng xáo câu hoặc đổi số nhằm hạn chế quay cóp) để nhà trường photo cho kiểm tra chung. Một sếp lẩm bẩm: "Hai đề làm chi cho cực thế này".
Thứ Bảy rồi, khi cà phê với một sếp, Ct thăm dò:
- Sếp có thấy Ct quá nghiêm khắc trong dạy hs không?
Sếp không trả lời thẳng:
- Không cần thiết như thế vì sau này, những đứa không hoặc ít học hành thường thành đạt hơn những đứa chăm chỉ.
Tai Ct nghe cứ như nghe chuyện cười này.

ngu ho16:49 Ngày 23 tháng 5 năm 2013
Dĩ nhiên nhiều GV biết mắc cỡ nhưng không trách họ được! Muốn trách phải nhìn vào các quan GD kìa!

Rhum14:12 Ngày 24 tháng 5 năm 2013
Giáo viên thấy mắc cỡ thì làm chi đây(...)? Bỏ dạy? Về hưu? 


Mai Trang Huỳnh 21:17 Ngày 07 tháng 6 năm 2013 (lời comt bên trang giaolang)

Xin đổ hết muộn phiền ra biển lớn
Trở về không tim trống rỗng lấy đâu buồn
Quanh ta nhịp sống lừng lên bão cuộn
Rớt thời gian qua năm tháng yêu thương!

19 nhận xét:

  1. HJhjhj, đúng là khó anh nhỉ??? Người lớn làm sao thì trẻ con sẽ học theo như vậy. "Đạo đức" quá là trừu tượng. Chúc anh ngày mới an vui

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Dạo này sk em có tốt? Anh sang trang mấy lượt và cảm giác có gì đó không được yên tâm...!
      Luôn mong em khỏe, vui...!

      Xóa
  2. chết rồi! em xl anh, em xóa phần anh xóa bài trên ,ko ngờ mất luôn bài thơ anh họa rồi. Em tiếc quá xl anh, đang tính đưa bài họa lên cho mọi người cùng đọc. trời ơi....em phải làm sao bây giờ. thực sự em ko cố ý .

    Trả lờiXóa
  3. Hên quá nhờ anh còn giữ bài họa bên em, xin phép anh mang về đăng ạ. Cảm ơn anh rất nhiều. Mừng quá !

    Trả lờiXóa
  4. Những nghị quyết -Quốc sách của đất nước vẫn ra như con đàn và....đứa sau ra luôn béo tốt hơn đứa trước -nhưng ...những tiếng than vẫn còn đó và dường như nhiều lên anh nhỉ -

    Trả lờiXóa
  5. Càng đọc càng buồn cho giáo dục thời nay. Buồn hơn người thường vì mình là người trong cuộc. Buồn và xấu hổ!!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hãy cố gắng bằng cái tâm của mình bạn ạ. Từng bước rồi sáng lên thôi mà!

      Xóa
  6. Đọc xong, thót lòng thật anh ạ
    Mãi bình yên, anh nhé!

    Trả lờiXóa
  7. Đúng là gieo gì gặt đó phải không anh! hihi

    Trả lờiXóa
  8. Nói thì dễ nhưng thực hành thì khó trước bao nhiêu cám dỗ của cuộc sống, đâu phải là nhà giáo rồi không sa ngả, vì nhà giáo hay ông quan to gì thì cũng chỉ là con người.Mà trong con người có tất cả tham muốn, càng cố đè nén thì những tham vọng càng ngoi lên.Chỉ có tôn giáo nói về hình phạt đời sau mới làm cho người ta giác ngộ, nhưng tôn giáo thì không có trong bất cứ chương trình dạy nào.Ngăn chận từ cái gốc tội, chứ đến ngọn rồi thì tội lỗi đã tràn đầy không thể nào xóa bỏ được nữa!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chủ kiến của bạn rất phải, nhưng với kiến thức đã được trang bị đồng thời vốn sống của mỗi cá nhân, tôi luôn nghĩ rằng với những ai đã từng đã hoặc đang là thầy cô giáo đều hiểu câu "hà sư bất thức hại nhân đa". Cái thức ở đây là sự nhận biết giữa ham muốn chân chính và bất chính. Chỉ có những tham muốn làm mờ đi lý trí để tự sa ngã làm oen ố sự thanh cao của ngành giáo!
      Những triết lý và quan điểm của tôn giáo thì rất cao siêu. Từ Lão Khổng Thích đến Giêsu đâu dễ sớm chiều hay nói cách khác là một đời người chưa chắc đã tỏ ngộ được chân triết lý ấy. Rất vui bạn đã sang trang và cùng sẽ chia những trăn trở này. Chúc bạn luôn dồi dào sức khỏe và mong bạn thường ghé sang trang. Cảm ơn bạn!

      Xóa

  9. Xin đổ hết muộn phiền ra biển lớn
    Trở về không tim trống rỗng lấy đâu buồn
    Quanh ta nhịp sống lừng lên bão cuộn
    Rớt thời gian qua năm tháng yêu thương!

    Chúc anh một ngày nhiều niềm vui, bình an và hạnh phúc

    Trả lờiXóa
  10. theo Mộc thì tựa đề phải là "những comment nhói lòng" mới lột tả hết nội dung của vấn đề anh ạ, "thót lòng" chỉ mới giật mình thôi, chứ chưa có đau ... anh vui nhé!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bởi anh chỉ muốn cho giật mình nhìn lại thôi...! Cám ơn Mộc nhé!

      Xóa
  11. " Thượng bất chính hạ tác loạn ". Cả một hệ thống từ trên xuống dưới đều phải chịu trách nhiệm về sự suy đồi đạo đức hiện nay . Nói thì được nhưng ai là người chịu trách nhiệm . Chuyện đó mình cũng không thể bàn cải với nhau ở đây được . Thua ....
    Chúc bạn luôn bình an

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chúng ta, những con người yêu đất nước, yêu đồng bào có trách nhiệm!
      Chủ tịch Hồ Chí Minh nói rất rõ, thậm chí thơ ca bác đã viết :
      Nay ở trong thơ nên có thép
      Nhà thơ cũng phải biết xung phong!

      Xóa
  12. Xã hội càng phát triển thì đạo đức con người càng bị tha hóa, tệ nạn xã hội ngày càng phát triển, hồi xưa thầy giáo luôn là tấm gương sáng cho học sinh còn bây giờ nhiều thầy giáo còn phạm tội tày trời.. bó tay. com luôn... ghé thăm anh chúc anh sức khỏe hạnh phúc!

    Trả lờiXóa
  13. Sự phát triển ồ ạt ẩn sâu nhân sinh quan hưởng thụ, điều đó tất yếu dẫn đến nhiều vấn đề. Bởi bản ngã của con người luôn mong muốn thỏa mản...

    Trả lờiXóa
  14. Giáo dục không phải chỉ là trường học, mà còn cả xã hôi, là làm gương, cán bộ viên chức tham nhũng , thầy không ra gì thì bảo học trò chân chính đạo đức được không?. Người xưa nói 'nhìn trò giỏi biết có thầy hay" bây giờ xã hội bát nháo như vậy thì thầy ra sao????

    Trả lờiXóa