14 thg 5, 2013

PHẬT TÍCH NAM VIỆT


                      Bảy Núi oai linh tích dấu ghi
                      Hộ dân cứu nước cuộc ly kỳ
                      Tây An Trại Ruộng khai phần đất
                      Ba Chúc Bửu Sơn mở đạo bi
                      Núi Lớn Tà Lơn in dấu ngọc
                      Sông Vàm Đình Thới tỏa hương di
                      Nam Kỳ Phật tích còn lưu dấu
                      Một thuở mịt mùng đất nước nguy.

P/s:
1. Bảy Núi là Thất Sơn An Giang
2. Tây An: Chùa Tây An Cổ Tự.  Phật thầy Tây An tục danh là Trần Nguyên, tên khác Đoàn Minh Huyên. Ông sinh ngày rằm tháng 10 năm 1807 viên tịch ngày 12 tháng 8 âl  năm 1856 
Năm 1837 thọ ấn pháp tại Tây An Cổ Tự từ Ngài Hải Du Thiện Đạo (Tục danh Nguyễn Văn Giác Tổ Lâm Tế đời 37 ) kế thừa Phật pháp dòng Lâm Tế đời 38. Sau ông về Tòng Sơn mở đạo. Tòng Sơn là  rạch Trà Bư, Thuộc xã Mỹ An, Sa Đéc, Đồng Tháp. Đây là một nhánh rẽ của dòng Mekong.
Trại Ruộng là nơi Phật Thầy chủ trương dựng lên để các đệ tử về đây ở khai khẩn đất hoang làm ruộng dần dà định cư . Cuối cùng ngày 12 tháng 8 năm 1856 ngài viên tịch. Phần mộ Người an trí tại chùa Tây An, hàng năm phật tử các nơi đến ngày này tụ hội về Thất Sơn dự lễ vía Đức Phật Thầy.  Đương thời Ngài hành đạo chữa bệnh giúp bá tánh từ vùng Thất Sơn,Tòng Sơn, lui tới đình Thới Sơn xã Thới Sơn huyện Tịnh Biên, An Giang. Trong quá trình hành đạo, Ngài thu nhận 12 đồ đệ cùng chăm lo công việc cứu dân giúp nước. Theo kinh sách, Ông Nguyễn Văn Giác đắc đạo hiệu là Hải Du Thiện Đạo, Ngài danh hiệu Tây An Thiện Đạo Đai Sư Phật, gọi tắt Phật Thầy.
3. Trại Ruộng thuộc xã Thới Sơn huyện Tịnh Biên. An Giang. Hiện nay lập đền tôn thờ dấu tích của Ngài, hiệu là chùa Phước Điền. Trong toàn cụm có cả Đình Thới Sơn (Ngài lập để thờ Thần Hoàng Bổn Cảnh), chùa Thới Sơn (nơi ngài ngụ)
4. Ba Chúc  nổi tiếng với chùa Phi Lai nơi Đức Bổn Sư Mở Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương Tứ Ân Hiếu Nghĩa. Phương châm đạo lấy 4 ân lớn làm trọng. Ngày vía Đức Bổn Sư là ngày 12 tháng 10 âm lịch hàng năm.
          Đức Bổn Sư tục danh là Ngô Lợi (có người cho là Ngô Tự Lợi). Sinh năm 1831(Tân mão) Người gốc Mõ Cày tỉnh Bến Tre, đi chu du nhiều nơi sau về Ba Chúc thuộc An Giang mở đạo
          Ngày mùng năm tháng 5 năm đinh mão 1867, ông mê man 7 ngày đêm rồi hốt nhiên tỉnh lại và hiển đạo. Ngày rằm tháng 9 ông phát phái quy y cho đệ tử và người đời gọi là đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa. Lập chùa Phi Lai thờ Đức Ngọc Hoàng và nhiều vị thần linh, chùa Thanh Lương Tự thờ mẹ Diêu Trì và Vạn Ban Ngũ Hành, chùa Tam Bửu thờ Phật Thánh Tiên, Cửu Huyền Trăm Họ và nhiều chùa khác. Ông lập 4 thôn: Thôn An Định lập 14 kiểng chùa, thôn An Hòa 2 kiểng chùa, thôn An Thành 2 kiểng chùa, thôn An Lập 2 kiểng chùa. Đến ngày 28/04/1879 ông ra chuổi Bồ Đề và viết quyển Linh Sơn Hội Thượng Kinh.Ông còn di ngôn rằng khu vực này sẽ phát triển tổng cộng là 07 thôn. Cúng đình lệ hàng năm theo vòng quay 07 thôn, năm cúng 2 lần. Sau này thật sự đã phát triển thêm thôn An Phước, An Bình, Lạc Quới. Đến ngày 13/10/1890 ông viên tịch
         Năm 1867 Ông truyền cho Ông Hai (sinh năm 1823- 12.06...). Hiệu Hỏa Lầu Sơn viết 35 bộ kinh của bổn đạo và chính Ngài viết quyển Linh Sơn Hội Thượng Kinh. Tổng cộng là 36 hiệu kinh trong dòng phái đạo Bửu Sơn Kỳ Hương Tứ Ân Hiếu Nghĩa.
         Đương thời ông có những hành vi huyền diệu, dẫn hồn đánh thiếp đi cung trời, cung Phật, cùng các cung các cõi khác cho người đời thấy tội phước để tín thành vào Phật đạo, tu hành để báo đáp tứ ân ơn trọng. Người đời theo tu học rất đông và rất kính trọng thương yêu, dầu là đệ tử hay bá tánh đều tự xướng gọi ông là Đức Bổn Sư (thầy ta). Người đã mở đạo vùng Bảy Núi, xoay quanh trục Núi Lớn (tức Núi Cấm An Giang) và phán truyền cho đệ tử rằng: Núi Lớn là đất Phật, nơi Phật ngự nên các đệ tử không nên lên đó khai phá sinh sống làm ô uế.
          Theo kinh sách đạo Bửu Sơn Kỳ Hương Tứ Ân Hiếu Nghĩa, vua Hàm Nghi khi thất nước đã trốn về đây tự xưng tội với Ngài Bổn Sư năm 1885. Điều đó dựa vào câu" Người đà hối lỗi nước thôi mất rồi/ Muốn cứu nước thời tu thất thập niên"(Kinh Hiếu Nghĩa, Giảng Tà Lơn). Cũng vào thời kỳ này xuất hiện câu "Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật"?
5. Núi Lớn: Núi Cấm An Giang
6. Tà Lơn là quả núi thuộc Cambôt, nhiều nhà cách mạng kháng Pháp về đây nương thân trong đó có cụ Cử Đa  tức Nguyễn Thanh Đa, bộ tướng của Nguyễn Trung Trực. Cuộc khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực thất bại, ông chạy về vùng Thất Sơn, ở Núi Tượng theo Đức Bổn Sư. Hàng ngày đống cối xay lúa sinh sống ẩn nhẩn chờ ngày phục nghiệp. Sau đó tham gia trận chiến đánh đồn Cây Mít thuộc xã Nhơn Hưng, huyện Tịnh Biên  không thành, ông cùng ông Đạo Lập- Phạm Thái Trung (đệ tử Phật Thầy Tây An) chạy  lánh nạn ở Tà Lơn và tu. Ông Đắc đạo, hiệu là Ngọc Thanh. Đạo Lập đắc đạo hiệu La Hồng Tiên Sinh.
         Vua Hàm Nghi, với trận đồn Mang Cá do hai ông Nguyễn Văn Tường Tôn Thất Thuyết chủ xướng (*Đêm 22 rạng 23 tháng 4 âm lịch (tức 5, 6 tháng 7 năm 1885)tấn công đồn Mang Cá thất bại. Vua Hàm Nghi chạy về vùng Thất Sơn gặp Đức Phật Bổn Sư quy y cùng Phật, nên trong kinh sách có câu như trên đã trình bày. Hàm Nghi học đạo nơi Phật Thầy Bổn Sư và qua Tà Lơn lánh nạn, tu luyện. Trong giai đoạn này Ông thu nhận 18 tử đệ. Theo kinh sách tôn giáo Ngài đắc đạo, danh hiệu là Hoàng Công Vương Phật, Phật Vương. Và viên tịch ngày 24 tháng 04 âl năm 1888 (?)
            Ngoài ra còn nhiều người tu hành khác cũng như những nhà cách mạng đã về Bảy Núi hoặc Tà Lơn tụ hội. Hiện nay tại Trung Tòa của Núi Tà Lơn còn dấu 36 ngôi mộ nhưng không rõ là của những ai. Người giữ mộ là đệ tử Bổn Sư tên Trần Tịnh, pháp danh là Thiện Căn truyền giữ 4 đời (Trần Kỳ, Trần Giếng, Trần Điểu cuối cùng năm 1978 ẩn danh bế tích)
7. Sông Vàm: Vàm Nao, nhánh rẽ của sông Mêkong đi qua huyện Lấp Vò, Sa Đéc, Đồng Tháp.
8. Đình Thới: Đình Thới Sơn, thuộc xã Thới Sơn huyện Tịnh Biên
             Tóm lại vùng Bảy Núi An Giang lưu dấu tích Phật, các vị đã nhập thế cứu dân giúp nước:
1. Phật Thầy Tây An (Rằm/10/1807-12/08 âl/1856)
2. Đức Bổn Sư (1831-13/10 âl 1890)
3. Đức Phật Trùm (Ông Trùm Chưa, người dân tộc khme)_ Theo trong dòng phái đạo (Nằm trong bốn chữ Bữu Sơn Kỳ Hương) Ông tu tại Chân Cô thuộc địa bàn xã An Cư huyện Tịnh Biên. Khoản một vài tháng là ông đặt mua 100 cái ky, 100 cây quéo hoặc búa, đệm không biết để làm gì và cũng không rõ ông chuyển cho ai. Nhà cầm quyền Pháp bắt ông, kết tội  cho ông là Việt Minh, tà gian đạo sĩ, dùng nhiều hình phạt: bắt ông uống axit, lên máy chém... nhưng ông không chết. Cuối cùng thả ông về. Đến ngày 19/06 âl 1918 Người viên tịch. Đương thời có Bà Bảy phò Ngài cho đến thời điểm này, sau những năm 1960 bà  mới mất (Năm 1953 Nguyễn Văn Hầu viết quyển Thất Sơn Mầu Nhiệm có ghi rõ khoản này) và kim thân Ngài được an táng cánh đồng Sài chết thuộc xã An Cư, Tịnh Biên , An Giang
4. Hoàng Công Vương Phật, là vua Hàm Nghi. (Theo kinh sách, theo lời kể lại của một số cư sĩ Vua Hàm Nghi gặp đức Bổn Sư học đạo năm 1885, thường qua lại vùng Ba Chúc và Tà Lơn, vua Hàm Nghi viên tịch tại Tà Lơn ngày 24 tháng 04 năm 1888)?_ Trong bổn đạo tôn kính ngài nên thường nhá nhau ngày này ông "quy sơn"
             Ngoài ra còn nhiều vị khác như Hỏa Lầu Sơn(1823-12/06 âl......), Trùm Phol ( viên tịch13/10 âl/1875)
     
            Các địa điểm, địa danh, nơi còn lưu tích Phật tại Miền Nam Việt Nam, sau này có điều kiện kiểm chứng, tra cứu, có gì mới xin giới thiệu đến các bạn.
            Có nhiều thông tin chưa chuẩn xác hoặc chưa cụ thể, cá nhân tôi xin thành thật nhận lỗi với các bạn đã vào trang đọc và tìm hiểu. Bản thân sẽ cố khắc phục và từng bước đối chiếu nhiều nguồn, rà soát lại các thông tin để bổ sung thêm, mong các bạn thông cảm cho. Bạn nào có tư liệu, mong các bạn đóng góp, có gì sai sót rất mong các bạn góp ý.
            Nay tôi xin trích dẫn thêm tài liệu trên mạng về vị vua kháng Pháp để các bạn xem và nếu có thời gian nghiên cứu thêm.
BÀI CÒN ĐANG TRONG QUÁ TRÌNH TÌM HIỂU VÀ CHỈNH SỬA


HÀM NGHI
Xuất thân:
Vua Hàm Nghi tên húy là Nguyễn Phúc Ưng Lịch (阮福膺��), còn có tên là Nguyễn Phúc Minh (阮福明). Ông là con thứ 5 của Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và bà Phan Thị Nhàn, sinh ngày 17 tháng 6 năm Tân Mùi, tức 3 tháng 8 năm 1871(có tài liệu ghi ông sinh ngày 22 tháng 7 năm 1872) tại Huế. Ông là em ruột của vua Kiến Phúc Ưng Đăng và Chánh Mông (hay Ưng Kỷ), tức là vua Đồng Khánh sau này.

Sau khi vua Tự Đức qua đời vào tháng 7 năm 1883, mặc dù các phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết nắm trọn quyền hành trong việc phế bỏ vua này, truất ngôi vua khác, nhưng họ lại rất bị động trong việc tìm người trong Hoàng gia có cùng chí hướng để đưa lên ngôi. Trước thời Hàm Nghi, cả ba vua Dục Đức, Hiệp Hoà và Kiến Phúc đều lần lượt đi ngược lại đường lối của phái chủ chiến hoặc bị mất sớm, trở thành những phần tử không thể không bị loại bỏ khỏi việc triều chính đang rối ren[2]. Vua Kiến Phúc đột ngột qua đời trong lúc tình hình đang có lợi cho phái chủ chiến trong triều đình Huế.[3] Sau khi nhà vua mất, đáng lẽ con nuôi thứ hai của vua Tự Đức là Nguyễn Phúc Ưng Kỷ lên ngôi, nhưng Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết sợ lập một vị vua lớn tuổi sẽ mất quyền hành và hai ông chủ trương dứt khoát lựa chọn bằng được một vị vua ủng hộ lập trường chống Pháp nên đã chọn Ưng Lịch. Đây là một người có đủ tư cách về dòng dõi, nhưng chưa bị cuộc sống giàu sang của kinh thành làm vẩn đục tinh thần tự tôn dân tộc và quan trọng hơn hết là hai ông có thể định hướng nhà vua về đại cuộc của đất nước một cách dễ dàng.

Ưng Lịch từ nhỏ sống trong cảnh bần hàn, dân dã với mẹ ruột chứ không được nuôi dạy tử tế như hai người anh ruột ở trong cung. Khi thấy sứ giả đến đón, cậu bé Ưng Lịch hoảng sợ và không dám nhận áo mũ người ta dâng lên. Sáng ngày 12 tháng 6 Giáp Thân, tức ngày 2 tháng 8 năm 1884, Ưng Lịch được dìu đi giữa hai hàng thị vệ, tiến vào điện Thái Hòa để làm lễ lên ngôi hoàng đế, đặt niên hiệu là Hàm Nghi. Khi đó Ưng Lịch mới 13 tuổi. Người ta nói rằng Hàm Nghi được lên nối ngôi theo di chúc của vua Kiến Phúc trước đây. Tuy nhiên, trên thực tế, Hàm Nghi được phái chủ chiến lập lên ngôi. Nhân vật cầm đầu phái chủ chiến là Tôn Thất Thuyết - Phụ chính đại thần đồng thời là Thương thư bộ Binh.[3]
Thời gian tại kinh thành Huế

Khâm sứ Pierre Paul Rheinart thấy Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết tự tiện lập vua, không hỏi ý kiến đúng như đã giao kết nên gửi quân vào Huế bắt Triều đình phải xin phép. Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết phải làm tờ xin phép bằng chữ Nôm nhưng viên Khâm sứ không chịu, bắt làm bằng chữ Nho. Hai ông phải viết lại, viên Khâm sứ mới chịu và sau đó đi cửa chính vào điện làm lễ phong vương cho vua Hàm Nghi. Công việc đầu tiên mà vua Hàm Nghi phải thủ vai, dưới sự hướng dẫn của Tôn Thất Thuyết là tổ chức đón phái đoàn Pháp từ Tòa khâm sứ ở bờ Nam sông Hương sang điện Thái Hoà làm lễ tôn vương cho nhà vua. Đây là thắng lợi mà phe chủ chiến của triều đình Huế đã đạt được trong việc bảo vệ ngai vàng của Hàm Nghi; còn đối với người Pháp thì sau những yêu sách, đòi hỏi bất thành, họ đành phải nhân nhượng để tránh thêm những rắc rối mới bằng cách chấp nhận một sự việc đã rồi.

Lúc 9 giờ sáng ngày 17 tháng 8 năm 1884, phái đoàn Pháp gồm Đại tá Guerrier, Khâm sứ Rheinart, Thuyền trưởng Wallarrmé cùng 185 sĩ quan binh lính kéo sang Hoàng thành Huế. Guerrier buộc triều đình Huế phải để toàn bộ quân Pháp tiến vào Ngọ Môn bằng lối giữa, là lối chỉ dành cho vua đi, nhưng Tôn Thất Thuyết nhất định cự tuyệt. Cuối cùng chỉ có 3 sứ giả được vào cổng chính, còn lại các thành phần khác thì đi cổng hai bên. Cả triều đình Huế và phái đoàn Pháp đều mang tâm trạng không vừa lòng nhau, nhưng buổi lễ thọ phong cuối cùng cũng kết thúc êm thấm. Lúc phái đoàn Pháp cáo từ, Tôn Thất thuyết đã ngầm cho quân lính đóng cửa chính ở Ngọ Môn lại nên đoàn Pháp phải theo hai lối cửa bên để về. Nhìn nhận về sự kiện này, Marcel Gaultier đã viết:    

"Vua Hàm Nghi đã giữ được tính chất thiêng liêng đối với thần dân mình. Vô tình vị vua trẻ tuổi đã làm một việc có ảnh hưởng vang dội khắp nước: với ý chí cương quyết độc lập và dù người Pháp có đóng quan tại Huế, triều đình An Nam vẫn biểu dương một thái độ không hèn. Thái độ ấy do Hội đồng Phụ chính đề ra. Hội đồng ấy rất có lý mà tin chắc rằng dân chúng trông vào thái độ của nhà vua để noi theo, xem thái độ ấy như mệnh lệnh [chống lại người Pháp] không nói ra bằng lời..."[4]
   
Năm sau 1885, Thống tướng de Courcy được chính phủ Pháp cử sang Việt Nam để phụ lực vào việc đặt nền bảo hộ. Tướng de Courcy muốn vào yết kiến vua Hàm Nghi nhưng lại muốn là toàn thể binh lính của mình, 500 người, đi vào cửa chánh là cửa dành riêng cho đại khách. Triều đình Huế xin để quân lính đi cửa hai bên, chỉ có các bậc tướng lĩnh là đi cửa chánh cho đúng nghi thức triều đình, nhưng de Courcy nhất định không chịu.
Phong trào Cần Vương

    Xem thêm: Trận Kinh thành Huế 1885 và Tôn Thất Thuyết
    Bài chi tiết: Phong trào Cần Vương

Phụ chính đại thần Tôn Thất Thuyết (1839 – 1913)

Đêm 22 rạng 23 tháng 4 âm lịch (tức 5, 6 tháng 7 năm 1885), Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết, vì thấy người Pháp khinh mạn vua mình như vậy, nên quyết định ra tay trước: đem quân tấn công trại binh của Pháp ở đồn Mang Cá. Đến sáng thì quân Pháp phản công, quân triều Nguyễn thua chạy, rời bỏ Kinh thành Huế. Tôn Thất Thuyết vào cung báo lại việc giao chiến trong đêm và mời vị hoàng đế trẻ Hàm Nghi cùng Tam cung lên đường. Nghe chuyện phải rời khỏi thành, vua Hàm Nghi đã thảng thốt nói:

    "Ta có đánh nhau với ai mô mà phải chạy". [5]

Vua Hàm Nghi ngồi trong kiệu bị chao đảo liên tục, đầu bị va đập nhiều lần vào thành kiệu rất đau, sau cùng nhà vua phải xuống nằm trên võng cho lính cáng. Nguyễn Văn Tường cho người rước vua Hàm Nghi tới thành Quảng Trị để lánh nạn. Chiều ngày 6 tháng 7 thì cả đoàn mới tới Quảng Trị. Nhưng sau đó ông lại ra trình diện với quân Pháp. Tướng de Courcy hẹn cho Nguyễn Văn Tường hai tháng phải tìm cách để rước vua về. Nguyễn Văn Tường viết sớ ra Quảng Trị xin rước vua về nhưng ông Tôn Thất Thuyết cản thư không cho vua biết. Hết hạn hai tháng, cả gia đình Nguyễn Văn Tường bị de Courcy đày ra Côn Đảo, sau đó đưa tới đảo Tahiti ở Thái Bình Dương. Một thời gian sau Nguyễn Văn Tường qua đời, xác được đưa về Việt Nam. Ngày 9 tháng 7, dưới áp lực của Tôn Thất Thuyết, vua Hàm Nghi đành từ biệt Tam cung, lên đường đi Tân Sở.

Hàm Nghi ở Tân Sở rồi về vùng Tuyên Hóa, Quảng Bình. Vua Hàm Nghi đã phải chịu nhiều khổ ải vì phải luồn lách giữa núi rừng hiểm trở, thời tiết khắc nghiệt, giữa muôn vàn thiếu thốn, bệnh tật, đói khát và sự hiểm nguy về tính mạng luôn đe dọa[2]. Tại Tân Sở, vua Hàm Nghi tuyên hịch Cần Vương kêu gọi sĩ phu và dân chúng nổi dậy chống Pháp giành độc lập. Sự ủng hộ, che chở giúp đỡ và tham gia nhiệt tình của đồng bào các địa phương từ Quảng Trị qua tới đất Lào cũng như trong vùng Hà Tĩnh, Quảng Bình đã cho Hàm Nghi thấy được vai trò của bản thân mình nên nhà vua đã không còn cảm thấy bị cưỡng ép như trước. "Nhà vua bị những gian lao mà luyện thành người nhẫn nại và đón cuộc phong trần bằng thái độ rất thản nhiên"[6]. Dân chúng nổi dậy rất đông, nhưng vì rải rác các nơi nên lực lượng không mạnh. Nhà vua đã hai lần xuống dụ Cần vương trong đó có một lần gửi thư cầu viện cho Tổng đốc Vân-Quý của triều Mãn Thanh và rất nhiều chỉ dụ khác tới các quan lại, lãnh tụ của phong trào chống Pháp. Tên của ông ta đã trở thành ngọn cờ của nền độc lập quốc gia... Từ Bắc chí Nam, đâu đâu dân chúng cũng nổi lên theo lời gọi của ông vua xuất hạnh[7].

Trong suốt thời gian kháng chiến của vua Hàm Nghi, vua anh Đồng Khánh và 3 bà Thái hậu liên tục gửi thư kêu gọi vua trở về nhưng ông khẳng khái từ chối. Toàn quyền Pháp ở Đông Dương là Paul Bert cũng đã định lập Hàm Nghi làm vua 4 tỉnh Thanh Nghệ Tĩnh Bình nhưng cũng không thành. Nhà vua thường nói mình ưa chết trong rừng hơn là trở về làm vua mà ở trong vòng cương tỏa của người[6]. Tại căn cứ địa lãnh đạo phong trào Cần Vương, vua Hàm Nghi được Tôn Thất Thuyết cử con là Tôn Thất Đạm và Tôn Thất Thiệp hộ giá bảo vệ, cùng đề đốc Lê Trực, Nguyễn Phạm Tuân chia nhau phòng thủ và tấn công lực lượng Pháp trong vùng.

Tháng 9 năm 1888, suất đội Nguyễn Đình Tình ra đầu thú với Pháp tại đồn Đồng Cá. Nguyễn Đình Tình lại dụ được Trương Quang Ngọc về đầu thú. Sau đó Nguyễn Đình Tình và Trương Quang Ngọc tình nguyện với Pháp đem quân đi vây bắt vua Hàm Nghi. Đêm khuya 26 tháng 9 1888[8], vua Hàm Nghi bị bắt khi đang ngủ, Tôn Thất Thiệp bị đâm chết. Khi đó, ông mới 17 tuổi, chống Pháp được ba năm. Nhà vua đã chỉ thẳng vào mặt Trương Quang Ngọc mà nói rằng:

    "Mi giết ta đi còn hơn là mi mang ta ra nộp cho Tây".

Từ đêm hôm đó ở bờ khe Tá Bào, huyện Tuyên Hóa (nay là huyện Minh Hóa) tỉnh Quảng Bình, Trương Quang Ngọc mang vua Hàm Nghi về các đồn Thanh Lạng, Đồng Ca rồi sang Quảng Khê và đến đồn Thuận Bài vào chiều ngày 14 tháng 11 năm 1888. Quân Pháp tổ chức chào đón vua rất long trọng nhưng vua đã tỏ ra không hiểu, không nhận mình là Hàm Nghi. Viên trung uý chỉ huy quân đội Bonnefoy đã chuyển bức thư của Tôn Thất Đàm gửi cho vua Hàm Nghi xem nhưng nhà vua ném lá thư xuống bàn và làm như không có can hệ gì đến mình. Viên đề đốc Thanh Thuỷ là Nguyễn Hữu Viết được Pháp cử tới để thăm hỏi và nhận mặt thì nhà vua giả như không hay biết. Nhưng khi thầy học cũ là Nguyễn Nhuận đến xem thì nhà vua vô tình đứng dậy vái chào. Đến lúc đó thì người Pháp mới yên trí đó là vua Hàm Nghi. Từ Thuận Bài, người Pháp chuyển vua Hàm Nghi qua Bố Trạch rồi vào Đồng Hới và tới cửa Thuận An ngày 22 tháng 11 năm 1888.

Lúc này, triều đình Huế đã biết tin Hàm Nghi bị bắt, vua Đồng Khánh sai quan lại Thừa Thiên và bộ binh ra đón để đưa về Huế. Nhưng người Pháp sợ dân tình sẽ bị kích động khi thấy mặt vị vua kháng chiến nên Pháp đã báo cho Viện Cơ mật rằng vua Hàm Nghi lúc này tính tình khác thường, về kinh e có điều bất tiện, cần phải đưa đi tĩnh dưỡng nơi khác một thời gian. Kỳ thực người Pháp đã có quyết định dứt khoát với vị vua kháng chiến này là đày sang xứ Algérie ở Bắc Phi. Rheinart đã báo cho ông biết là Thái hậu đang ốm nặng, nếu nhà vua muốn thăm hỏi thì sẽ cho rước về gặp mặt. Nghe vậy, vua Hàm Nghi đáp: "Tôi thân đã tù, nước đã mất, còn dám nghĩ gì đến cha mẹ, anh em nữa", rồi ông cáo từ về phòng riêng.

Sau khi bị truất, cựu hoàng được chính thức gọi là Quận công Ưng Lịch.[9]

12 nhận xét:

  1. Đọc thơ mà nhớ Long Xuyên Châu Đốc quá lâu lắm rồi không về thăm

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có dịp về xem chừng hội ngộ cùng nhau.
      Chúc luôn vui khỏe nhé!

      Xóa
  2. vừa là thơ vừa là bài viết nghiên cứu sử rất công phu.
    đọc để hiểu biết thêm.
    xin cảm ơn anh MTH!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Còn sơ sài lắm bạn ạ. Sách kinh của tôn giáo viết từ những năm 18xx. Bằng chữ Nho, tôi phải nhờ người dịch cũng chưa biết có chuẩn không. Nhưng qua nhiều thông tin trong dân gian cũng na ná như thế, nên tôi mạo muội viết thế rồi từng bước củng cố thêm.

      Xóa
  3. Bảy Núi mà phát triển thành du lịch tâm linh thì hay biết mấy anh nhỉ!

    Trả lờiXóa
  4. Em sang đọc để biết về một nơi mà em chưa được đến . Mong sao có dịp vào thăm nơi này đó anh !
    Chúc anh ngày mới vui vẻ nhiều !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mong rằng Bảo Ngọc có một chuyến về Thất Sơn Bảy Núi để.... thư giản khakhà!

      Xóa
  5. Dù sao thì đây cũng là một nghiên cứu công phu của MTH để giới thiệu đến mọi người . Khi nói đến Bảy núi An Giang nhưng không biết gì về vùng đất đó cũng là một thiếu sót cho mình . Bài viết hữ ích và bài thơ Đường Luật rất tuyệt vời . Chúc MTH ngày mới bình yên

    Trả lờiXóa
  6. Chào bạn !
    Bài viết của bạn còn rất nhiều điều sai sót. Nên chăng, cần nghiên cứu chính xác hơn rồi hãy đăng bài.
    Những chi tiết phải sửa ngay:
    - Phật thầy Tây An tục danh là Trần Nguyên, tên khác Đoàn Minh Huyên - Không hiểu bạn lấy thông tin này từ đâu, trong tất cả tài liệu về Phật Thầy không hề có tên là Trần Nguyên.
    - Chùa Tây An ở Núi Sam - không phải là Tây An Cổ Tư - chùa Tây An Cổ Tự ở xã Long Giang - huyện Chợ Mới tỉnh An Giang.
    - Năm 1837 thọ ấn pháp tại Tây An Cổ Tự từ Ngài Hải Du Thiện Đạo (Tục danh Nguyễn Văn Giác Tổ Lâm Tế đời 37 ) kế thừa Phật pháp dòng Lâm Tế đời 38. Sau ông về Tòng Sơn mở đạo. Tòng Sơn là rạch Trà Bư, Thuộc xã Mỹ An, Sa Đéc, Đồng Tháp. Đây là một nhánh rẽ của dòng Mekong. Đây là chi tiết nghiêm trọng. Hy vọng bạn sẽ cập nhật lại thông tin

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Như trên đã nói rõ: Có nhiều thông tin chưa chuẩn xác hoặc chưa cụ thể, cá nhân tôi xin thành thật nhận lỗi với các bạn đã vào trang đọc và tìm hiểu. Bản thân sẽ cố khắc phục và từng bước đối chiếu nhiều nguồn, rà soát lại các thông tin để bổ sung thêm, mong các bạn thông cảm cho. Bạn nào có tư liệu, mong các bạn đóng góp, có gì sai sót rất mong các bạn góp ý.
      Các tài liệu về ngài tôi thiết nghĩ có rất nhiều người viết, cách viết cũng như chon tài liệu cũng dựa vào những người có hiểu về đạo, trong bổn đạo... kể lại. Do đó việc đúng sai khó tránh. Hiện nay còn rất rất nhiều thông tin chưa chính xác, vậy đòi hỏi một độ chính xác nào đó quả là khó phải không bạn ? Có những lịch sử đã mấy trăm năm, các nhà nghiên cứu tìm tòi để viết cho đúng sự thật còn chưa làm được, vậy nên tôi up bài lên trang có sai sót cũng mong bạn bỏ qua cho nhé !
      Riêng tên gọi Tây An Cổ Tự tôi sẽ xem lại, nếu chưa đúng thì sẽ chỉnh lại bạn nhé ! Rất vui khi bạn đã xem bài và góp ý chân tình thế !

      Xóa